Con đi đại tiện khó khăn, bố mẹ cứ nghĩ do táo bón nào ngờ mắc phải căn bệnh không ai ngờ tới, vô cùng hiếm gặp

2017-12-05 15:43
- Bé T. (Tam Đường, Lai Châu) bị táo bón, đi đại tiện ít nhưng một thời gian sau bác sĩ phát hiện bị mắc ung thư hậu môn.

Ít đi tiểu tiện, đại tiện không ngờ mắc bệnh nặng

Năm nay gần 2 tuổi, bé Phàn Tiến T. (sinh năm 2015, Tam Đường, Lai Châu) bị mắc căn bệnh ung thư hậu môn. Nằm trên giường bệnh, bé T. vẫn quấy khóc, vì đau đớn. Anh Phàn A G. - bố bé T. (29 tuổi ở Bản Tù Lìn, Tam Đường, Lai Châu) cho hay khi sinh ra, sức khỏe bé T. hoàn toàn bình thường. Bé ăn ngủ rất đều đặn. Tuy nhiên, vợ chồng anh G. nhận thấy con đi tiểu tiện và đại tiện ít hơn bình thường.

Lúc đầu, vợ anh G. cho rằng do ăn ít rau xanh nên bị táo bón. Vợ anh G. đã ăn nhiều rau xanh hơn nhưng triệu chứng khó khăn khi đi đại tiện của bé T. không hề cải thiện.

 

Chạy ngược xuôi điều trị táo bón cho con hóa ra ung thư

Bé T. mang khối u to bằng trái bưởi.

Khi 1 tháng tuổi, bé T. không thể đi tiểu và đại tiện nên thường xuyên quấy khóc vì khó chịu. Trong thời gian này, vợ chồng anh G. đưa con xuống bệnh viện tỉnh khám và được đặt xông tiểu, uống thêm thuốc nhuận tràng.

Gia đình anh G. chỉ nghĩ tới bé T. bị táo bón khó không hề biết con mắc ung thư.“Khi con được 2 tuổi, bác sĩ phát hiện khối u ở hậu môn và chỉ định mổ. Sau mổ 7 ngày, vị trí của con chảy dịch và u nhú to hơn bác sĩ, khuyên gia đình nên chuyển nên tuyến trên để điều trị”, anh G. nói.

Bé T. được đưa xuống bệnh viện Nhi điều trị và được chẩn đoán u hậu môn. Anh G. nói thêm khối thịt rất hậu môn lúc đầu rất nhỏ nhưng chỉ sau 1 tháng khối thịt đã phát triển to như một trái bưởi.

Theo nhận định của chuyên gia, ung thư hậu môn rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Điều trị ung thư hậu môn nếu phát hiện muộn sẽ rất khó khăn. Nguyên nhân ung thư hậu môn ở trẻ nhỏ tới nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Khi chăm sóc trẻ thấy có những bất thường về đại tiện thì cần phải đi khám chuyên khoa sớm.

Phân biệt ung thư hậu môn

GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho hay ung thư hậu môn có tỷ lệ mắc rất hiếm trong các loại ung thư về đường tiêu hóa. Ung thư hậu môn có triệu chứng chảy máu khi đi vệ sinh, đau vùng hậu môn, táo bón, đi phân rất ít, có khối u quanh hậu môn, hậu môn có chất dịch tiết ra.

“Do triệu chứng của bệnh ung thư hậu môn gần giống với bệnh trĩ có chảy máu, táo bón, đi phân ít… vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường ở hậu môn cần đi khám ngay. Để xác định được ung thư hay bệnh trĩ, bác sĩ phải thăm khám trực tràng. Nếu khối u có sự bất thường sẽ được lấy một phần sinh thiết. Ung thư hậu môn nếu phát hiện sớm tiên lượng sẽ rất tốt”, GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm nói.

Ung thư hậu môn cho tới nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân, một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan tới ung thư hậu môn là do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn gây tổn thương bộ phận này, thói quen hút thuốc lá, uống rượu… Một số nghiên cứu trên thế giới còn chỉ ra mối quan hệ của ung thư hậu môn với vi rút HPV (gây u nhú ở người), nhiễm trùng lâu ngày, bệnh suy giảm hệ miễn dịch…

Ung thư hậu môn điều trị sớm khi khối u to dưới 1cm có thể cắt bỏ hoàn toàn và giữ lại được cơ thắt. Sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn có thể tự chủ được cơ thắt khi đi đại tiện. Nếu trường hợp khối u quá to bệnh nhân sẽ phải cắt toàn bộ hậu môn mất hoàn toàn cơ thắt, đi ngoài không còn tự chủ (phải làm hậu môn giả).

GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm lưu ý trẻ nhỏ bị táo bón là sinh lý bình thường, do cơ tròn hoạt động chưa tốt. Táo bón sinh lý ở trẻ sẽ được cải thiện nếu thay đổi chế độ ăn uống, cho trẻ ăn thêm rau, mẹ cho con bú ăn nhiều rau. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường đại tiện khó, có kèm dịch, máu thì cần phải đi thăm khám để loại trừ nguyên nhân có khối u.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chỉ với 5 phút mỗi ngày với 6 bài tập, bạn sẽ sớm có vòng eo đẹp như Ngọc Trinh