Các mẹ truyền tai nhau lấy loại cây mọc trên nước này dùng chữa bệnh, ăn uống, chuyên gia cảnh báo những điều phải lưu tâm
Tin liên quan
Chị Minh Nguyệt (Hạ Đình) chia sẻ: “Mới đây, tôi đọc được thông tin cây bèo tây có giá đắt đỏ và được dùng làm thực phẩm. Ở quê tôi có nhiều bèo tây mọc dưới áo nhưng không biết có đảm bảo hay không. Vì bèo tây sống ở môi trường nước, chẳng may nguồn nước bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng sức khỏe khi dùng".
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực Phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Bèo tây cũng một loại rau như những loại rau khác, có thể làm thực phẩm cho người, gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do đặc tính cây bèo tây người ta thường dùng để xử lý môi trường ở những vùng nước bẩn để làm sạch nguồn nước. Bộ rễ cây bèo tây có chức năng hút các chất độc hại có trong nguồn nước vào trong thân cây. Vì thế cây bèo tây sẽ chứa các chất độc hại chứa kim loại nặng nếu sống trong môi trường bị ô nhiễm... Nếu chúng ta ăn loại bèo tây đó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây mắc bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người.”
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, ngộ độc thực phẩm do nhiễm kim loại nặng có những tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Hai tác nhân chính dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm do nguồn nước và nguồn đất. Các loại rau mọc trên mặt nước bị ô nhiễm kim loại thì các loại rau đó chứa chất độc hại.
Thậm chí, những loại cá, tôm, thủy sản được nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng trở thành thực phẩm có chứa kim loại. Gia súc, gia cầm bị nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm hoặc uống nguồn nước ô nhiễm thì thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm kim loại. Vì vậy, xác định nguồn thực phẩm sạch không bị nhiễm các kim loại độc rất khó.
Bị nhiễm độc kim loại nặng cực nguy hiểm
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Mai (Bệnh viện Thanh Nhàn), những người bị nhiễm độc kim loại nặng thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Việc phát hiện người nhiễm độc kim loại nặng rất khó.
Khi những người bị nhiễm kim loại nặng như: Asen, chì, kẽm, thiếc... nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.
Người bị ngộ cấp tính có biểu hiện như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái, chết sau 24 giờ.
Ngộ độc mãn tính do tích luỹ những liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài, có triệu chứng: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn...
“Đáng nói, đến nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể tẩy độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Những gì có thể làm khi phát hiện nhiễm độc là ngừng dùng nước, thực phẩm nhiễm kim loại nặng để điều trị các triệu chứng”, bác sĩ Phạm Ngọc Mai cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, bèo tây loại cây mọc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều người dân ở đây dùng làm thực phẩm. Do sống ở các vùng kênh rạch nên có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy người dân không nên hái bèo tây ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm để làm thức ăn, bởi những vùng nước như vậy thường có chứa kim loại nặng.
Phúc Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất