Bộ phận nào trên cơ thể dễ bị ung thư tấn công nhất?

Thụy Du 2016-03-01 15:20
- Theo các nhà khoa học, các tế bào bên trong các mô cơ thể cứng như phổi và xương là dễ bị ung thư hơn cả.
Theo Dailymail, trên thế giới hiện nay có hàng chục loại ung thư khác nhau, với khả năng gây tử vong lớn và nguy hiểm hơn bất cứ loại bệnh nào khác.
Bệnh ung thư có thể xâm nhập vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể và xuất hiện khi các tế bào ung thư phát triển vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chèn lên các tế bào khỏe mạnh bình thường. Ung thư có nhiều hình thức từ trong phổi, ngực cho đến đại tràng, thậm chí trong cả dòng máu của con người. Trong đó, một số loại bệnh phát triển và di căn rất nhanh chóng, làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã cho thấy vấn đề khác liên quan tới bệnh ung thư. Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi các tế bào bị “ép” bên trong các mô cơ thể cứng chẳng hạn như phổi và xương, chúng sẽ dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến bệnh ung thư.
Tế bào trong phổi, xương dễ bị ung thư nhất\
Các tế bào bị “ép” bên trong các mô cơ thể cứng chẳng hạn như phổi và xương sẽ dễ bị tổn thương hơn dẫn đến ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania phát hiện ra rằng khi ung thư xâm nhập vào các mô mềm, bao gồm não và tủy xương, những bất thường về gen sẽ ít có khả năng xảy ra hơn. Họ tin rằng lý do nằm trong những áp lực căng thẳng tác động lên tế bào ung thư khi chúng di chuyển và phân chia.
Các nhà nghiên cứu cho biết các cấu trúc mô càng cứng rắn càng khó cho cơ thể có thể sửa chữa DNA bị hư hỏng hoặc đột biến gen.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra các khối u phát sinh trong các mô cứng cho thấy tỷ lệ đột biến và các biến thể chomosomal cao hơn 100 lần so với những khối u trong các mô mềm.
Bộ phận nào trên cơ thể dễ bị ung thư tấn công nhất?
Các mô cứng có ma trận dày đặc hơn gây biến dạng nhân tế bào
Tiến sĩ Jerome Irianto đến từ Đại học Pennsylvania, cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng các mô cứng có ma trận dày đặc hơn gây biến dạng nhân tế bào."
Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã lập ra một thí nghiệm trong đó các tế bào ung thư đã được di chuyển qua các bộ lọc nhựa mỏng có các lỗ nhỏ xuyên thủng. Khi các tế bào buộc phải đi qua lỗ nhỏ chỉ rộng 3 micromet, chúng bị thiệt hại DNA nhiều hơn so với khi đi qua lỗ rộng 8 micromet.
Thí nghiệm sau đó cho thấy các protein có tác dụng sửa chữa DNA cũng bị ngăn cản, khiến chúng không làm được nhiệm vụ của mình do bị chèn ép quá nhiều.
Kết quả nghiên cứu này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội sinh lý tại Los Angeles, Mỹ, tạo nên một mốc quan trọng trong việc nghiên cứu về ung thư nói chung trên toàn thế giới.
Thụy Du
Dịch theo DM

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cả 'tỷ' năm mới thấy Hoàng Thùy Linh, Tăng Thanh Hà khoe ảnh bikini nóng bỏng thế này