Điều trị sỏi thận cỡ lớn bằng phương pháp nào?
Tin liên quan
Đối với người bị sỏi thận có kích thước sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng dược liệu an toàn cho sức khỏe để làm tan sỏi. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp ngoại khoa hiện đại như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Với phương pháp này, bệnh nhân hầu như không đau đớn, không phải nằm viện, giảm được thời gian và chi phí điều trị. Tán sỏi ngoài cơ thể là biện pháp có nhiều ưu thế hơn các phương pháp điều trị khác nếu kích thước sỏi khoảng 20mm.
Tuy nhiên, tán sỏi ngoài cơ thể không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác và trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải phối hợp với nội soi lấy sỏi hoặc thậm chí mổ mở.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có biến chứng dù tỉ lệ rất thấp. Biến chứng thường gặp nhất là viêm nhiễm đường tiết niệu, chảy máu, ảnh hưởng đến cơ quan kế cận...
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được xem là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận. Nhờ tính ưu việt, dó đã dần thay thế một số phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc.
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản, tiếp cận trực tiếp viên sỏi, sau đó dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để sỏi vỡ vụn, rồi bơm rửa lấy sỏi ra.
Phương pháp tán nội soi ngược dòng chống chỉ định với nam giới bị hẹp niệu đạo, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, nhiễm trùng tiết niệu nặng hoặc rối loạn đông máu.
Dù hạn chế tối đa các biến chứng, tai biến, nhưng tán sỏi niệu quản khi sử dụng laser vẫn có thể gây thủng niệu quản, không đặt được ống soi để tiếp cận được sỏi, sốt, đau sau mổ, đái máu sau mổ.
Hiện tại ở những nước phát triển trên thế giới, tán sỏi bằng laser được cho là tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm, có thể tán được mọi loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm.
Lấy sỏi thận qua da
Lấy sỏi thận qua da là phương pháp tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10 - 15mm tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi bằng khí nén hoặc laser hoặc siêu âm phá vỡ sỏi. Sỏi sau đó sẽ được lấy ra ngoài. Phương pháp này được chỉ định cho sỏi có kích thước lớn, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi bể thận.
Phương pháp này có tỉ lệ biến chứng nhất định, phụ thuộc nhiều vào sự phức tạp của viên sỏi cũng như kinh nghiệm phẫu thuật của bác sĩ. Biến chứng thường gặp nhất của phương pháp này là chảy máu cấp tính trong lúc mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu sau mổ...
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi chỉ định cho những trường hợp sỏi lớn, mật độ chắc, sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Tuy nhiên, phẫu thuật mổ mở hiện đang có chỉ định ít hơn do thời gian phục hồi lâu, nhiều tai biến nên chủ yếu được áp dụng cho trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng robot
Đây là phương pháp có nhiều ưu việt, được chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên, phẫu thuật bằng robot có chi phí cao nên hầu như chỉ được thực hiện ở những nước phát triển.
Dương Thùy
Xem thêm:
Triệu chứng của bệnh sỏi thận: Không cẩn thận dễ nhầm sang bệnh khác!
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận từ chế độ ăn hàng ngày
Cách chữa sỏi thận bằng các bài thuốc từ tự nhiên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất