Trẻ thức khuya chậm lớn, ảnh hưởng chiều cao trong tương lai

Moon 2022-11-15 07:13
- Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

Anh Tiểu Lưu và vợ làm công việc bán hàng ở nhà. Công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài đến tận đêm khuya. Do đó con trai của họ cũng có thói quen đi ngủ muộn, khi bố mẹ đã xong công việc. Một ngày, nhân lúc rảnh rỗi anh Tiểu Lưu đến trường đón con tan học. Anh nhận ra rằng con trai mình có chiều cao kém hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. 2 vợ chồng anh hốt hoảng tìm nguyên nhân, đi xin tư vấn bác sĩ và biết được một phần lý do là do con trai của họ thường xuyên đi ngủ muộn.

Trẻ thức khuya chậm lớn, ảnh hưởng chiều cao trong tương lai

Tại sao trẻ thức khuya chậm phát triển chiều cao?

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu trẻ em từ 3-6 tuổi không ngủ đủ giấc, chúng có thể gặp các vấn đề như không tập trung, cảm xúc không ổn định, giảm trí nhớ, không kiểm soát được hành vi và chiều cao thấp.

Trên thực tế, thiếu ngủ khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Và chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ ràng rằng những bé thiếu ngủ đêm hoặc ngủ trưa dễ cáu gắt, không tập trung được trong giờ học.

Bên cạnh đó hormone tăng trưởng chỉ tiết ra khi trẻ ngủ ngon, ngủ sâu, đặc biệt là từ 10h đêm đến 2h sáng. Do đó bé thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng này và chậm phát triển chiều cao.

Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta phải cố gắng hết sức để trẻ không thức khuya và đi ngủ khi trẻ buồn ngủ. Một thói quen ngủ ngon sẽ giúp ích rất nhiều cho con bạn. Nếu cha mẹ không thể nhớ giờ đi ngủ đúng giờ của con, họ có thể mua một thời gian biểu, thảo luận với con và đặt ra các quy tắc để con có thể làm theo một cách có ý thức.

Trẻ thức khuya chậm lớn, ảnh hưởng chiều cao trong tương lai

Làm thế nào cha mẹ có thể đảm bảo cho con ngủ sớm và ngủ đủ giấc?

1. Tạo bầu không khí trước khi ngủ

Trước hết, cha mẹ và con cần thống nhất với nhau về thời gian đi ngủ mỗi tối. Tiếp đó có thể tạo cho con những dấu hiệu nhận biết con chuẩn bị đi ngủ như thay quần áo, rửa chân tay hay đọc truyện. Nhìn chung cha mẹ nên để bé vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ, ăn uống cách giờ ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ, cho con ngủ trong phòng với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp theo từng mùa, chăn màn thoải mái dễ chịu. Có như vậy trẻ mới được ngủ trong môi trường tốt nhất để dễ đi vào giấc ngủ. Cha mẹ cũng không nên bật đèn ngủ trong phòng, nếu cần phải dậy giữa đêm để vệ sinh cho con thì dùng đèn xong cũng nên tắt đi.

 

2. Cha mẹ làm gương cho con cái

Trẻ thức khuya chậm lớn, ảnh hưởng chiều cao trong tương lai

Trẻ em học từ người lớn, vì vậy người lớn không nên đi ngủ muộn nhất sau 11 giờ. Vì sức khỏe cũng như chiều cao tương lai của con, cha mẹ cũng nên học thói quen đi ngủ trước 10h tối để trẻ đi ngủ theo. Hoặc nếu bạn vẫn còn việc cần giải quyết thì cũng nên cho con đi ngủ trước rồi hãy làm tiếp việc. 

Ngoài ra khi nằm cạnh con khi ngủ, cha mẹ cũng cực kỳ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng vì có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. 

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những sao Việt 'nên duyên' bạn thân nhờ đóng chung một bộ phim