Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách điều trị và khi nào cần lo lắng?
Tin liên quan
Bé bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến và cũng khiến bố mẹ lo lắng. Đây là hiện tượng bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, lúc mới bắt đầu sẽ bị mất nước qua phân, dần dần khiến bé yếu ớt, khóc quấy nhiều nếu không được chăm sóc đúng cách.
Tiêu chảy có thể dẫn đến các biến chứng khác và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Bé thường đi tiêu phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên, có thể ở dạng cấp tính do nhiễm khuẩn hoặc tái phát do dị ứng thực phẩm.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xác định mức độ tiêu chảy ở trẻ như sau:
- Trẻ bị tiêu chảy nhẹ: Đi tiêu phân lỏng từ 2 - 5 lần/ngày.
- Trẻ bị tiêu chảy vừa phải: Đi tiêu phân lỏng từ 6 - 9 lần/ngày.
- Trẻ bị tiêu chảy nặng: Đi tiêu phân lỏng từ 10 lần/ngày trở lên.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột
Nói chung là nhiễm trùng đường tiêu hóa, chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Những tác nhân này có thể tồn tại trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín kỹ, thông qua ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn có thể lây lan từ vấn đề vệ sinh tay không đúng cách, qua nước bọt khi ho hoặc hắt hơi, hoặc trẻ tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn E.Coli thường gây đau dạ dày và tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
Dị ứng thực phẩm
Nếu em bé của bạn dị ứng thực phẩm thì càng nên thận trọng khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Trong tình huống này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công lại chất không dung nạp, dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa.
Cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây cũng có thể gây quá tải dinh dưỡng và tạo thành phân dạng lỏng để đẩy bớt ra ngoài. Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây.
Bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích
Bệnh viêm ruột do di truyền cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Bé thường bị tiêu chảy dai dẳng, chỉ có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng. Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích cũng gây đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Nhiệt độ môi trường cực đoan
Khả năng thích nghi với nhiệt độ của trẻ sơ sinh còn khá kém. Vì vậy, nếu thời tiết nóng bức kéo dài có thể khiến bé bị mất nước, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy. Mẹ nên chú ý tạo môi trường không khí thoáng mát và cho bé bổ sung nhiều nước.
Chăm sóc và điều trị bé bị tiêu chảy như thế nào?
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều lần, phân có mùi và chất nhầy là những triệu chứng điển hình của tiêu chảy.
Thông thường, tiêu chảy sẽ không gây nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm các triệu chứng khó chịu cho bé, đồng thời bố mẹ nên chú ý cho trẻ uống nước, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, giữ nhiệt độ mát mẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn như phân có máu, lừ đừ, cáu kỉnh, không đi tiểu quá 12 giờ, sốt cao, khô miệng do mất nước… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện. Bạn không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống để tránh tác dụng phụ.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, có biện pháp chăm sóc, điều trị và phòng bệnh tốt hơn cho bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất