Trẻ bị tiêu chảy khó chịu lắm nên mẹ cần vỗ về, chăm sóc con đúng cách

Thiên Khuê 2021-08-23 14:08
- Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần trang bị đủ kiến thức về nguyên nhân gây bệnh cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giúp trẻ sớm hồi phục.

Trẻ bị tiêu chảy có thể phân chia nhiều trường hợp khác nhau

Phân loại theo mức độ nặng nhẹ

Trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng, thân nhiệt bình thường hoặc chỉ sốt nhẹ. Nguyên nhân có thể do vấn đề về dạ dày, đường ruột hoặc mất cân bằng chất điện giải.

Tiêu chảy nặng ngoài triệu chứng ở đường tiêu hóa thì tình trạng rối loạn chất điện giải cũng nghiêm trọng hơn, có biểu hiện giống như ngộ độc toàn thân. Trẻ mất sức, lả người và cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm.

5 điểm mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Phân loại theo thời gian kéo dài bệnh

·Tiêu chảy cấp tính: Bệnh sẽ diễn tiến dưới 2 tuần

·Tiêu chảy kéo dài: Trẻ có thể bệnh từ 2 tuần cho đến 2 tháng

·Tiêu chảy mãn tính: Các triệu chứng thậm chí kéo dài hơn 2 tháng vẫn không dứt điểm

Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị tiêu chảy mang tính viêm nhiễm có thể do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trực khuẩn, độc bệnh gây ra. Điển hình có thể kể đến như nhiễm Vibrio cholerae gây bệnh tả, nhiễm Shigella gây bệnh lị v.v…

5 điểm mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy nhưng không do nhiễm khuẩn, trong đó thường gặp là các triệu chứng như tiêu chảy do dị ứng, tiêu chảy do rối loạn nội tiết, viêm ruột hoặc khiếm khuyết miễn dịch cũng có thể gây tiêu chảy.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần làm tốt những điểm này

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều chất béo

Đối với trẻ nhỏ, chức năng tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện như người lớn. Vì vậy, để giúp trẻ bị tiêu chảy sớm hồi phục cũng như phòng ngừa vấn đề này, mẹ nên chú ý thực đơn ăn uống hạn chế thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo. 

5 điểm mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Chế độ ăn uống đa dạng nhưng thanh đạm giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu, tránh những kích thích có hại cho dạ dày, đường ruột mà gây tiêu chảy. Những món trẻ ưa thích như bánh kem, xúc xích, đồ chiên, thức ăn nhanh v.v… không nên cho trẻ ăn nhiều.

Giảm thực phẩm giàu Protein khi trẻ bị tiêu chảy

Protein cần bổ sung đầy đủ để trẻ phát triển toàn diện nhưng nếu đang trong thời gian điều trị tiêu chảy, mẹ nên giảm các loại thức ăn chứa nhiều Protein như tôm, cá, thịt, trứng, sữa để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.

5 điểm mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung đủ nước cho trẻ

Khi bị đau bụng, tiêu chảy, trẻ sẽ thường bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Do đó, mẹ cần thường xuyên cho trẻ uống nước để cân bằng lại, đảm bảo sức đề kháng cho trẻ vượt qua bệnh tật.

Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống

Nhiều phụ huynh có thói quen hễ trẻ bị bệnh thường gặp như cảm sốt, tiêu chảy đều tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Hành vi này rất nguy hiểm vì dễ khiến trẻ bị “lờn thuốc”, ảnh hưởng đến miễn dịch và nếu trị không đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ làm bệnh kéo dài, sau này cũng dễ tái phát.

5 điểm mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Đừng quên an ủi trẻ

Trẻ bị tiêu chảy sẽ mất sức và khó chịu, thường khóc quấy hơn bình thường. Bố mẹ cần nhẹ nhàng vỗ về, khích lệ trẻ uống thuốc, ăn đồ loãng và uống nước đầy đủ để tăng sức đề kháng và mau khỏi bệnh. Tuyệt đối không lớn tiếng la mắng khi trẻ khóc vì sẽ gây sợ hãi và bệnh nghiêm trọng hơn.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 6 cặp cung hoàng đạo không hợp tính, cứ ở bên nhau là chí chóe cãi lộn