So sánh chỉ số IQ giữa trẻ biết nói sớm và trẻ biết nói muộn
Tin liên quan
Trong quan niệm truyền thống thì nhiều người tin rằng trẻ biết nói sớm thường là những đứa trẻ thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên cũng có người cho rằng trẻ chậm nói cũng là biểu hiện của "thiên tài" nên người lớn không cần quá quan tâm tới việc trẻ học nói, đến thời điểm thích hợp trẻ sẽ tự bật ra tiếng nói.
Vậy trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ?
Trên thực tế, việc trẻ biết nói sớm hay muộn không liên quan nhiều đến chỉ số IQ cho dù ngôn ngữ được liên kết với não bộ nhưng điều này không có nghĩa gì cả, và những đứa trẻ chậm nói không hẳn là không thông minh.
IQ là biểu hiện toàn diện của một người, không chỉ biểu hiện bằng ngôn ngữ mà còn cả thị giác, thính giác, xúc giác và khả năng vận động, v.v.,
Nếu trẻ chậm nói có thể do di truyền hoặc do một số yếu tố cá nhân, chẳng hạn như tính cách của trẻ. Có trẻ bẩm sinh hoạt bát vui vẻ, có trẻ lại trầm tính và hướng nội một cách tự nhiên, đây là ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh.
Hơn nữa, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là quá trình hình thành dần dần, thông thường trẻ từ 1 đến 1 tuổi rưỡi sẽ nói được một số từ vựng đơn giản. Cũng có một số trẻ phát triển chậm hơn nhưng về cơ bản khoảng hai tuổi thì cơ bản có thể nói được.
Có vấn đề gì không nếu đứa trẻ biết nói sớm hay muộn?
Trước hết có thể xét đến vấn đề di truyền, cha mẹ nói sớm thì con cái cũng nói sớm. Nếu cha mẹ nói muộn, con cái cũng sẽ biết nói muộn.
Sau đó là ảnh hưởng của môi trường gia đình, một số bậc cha mẹ nói nhiều, thích giao tiếp với con cái và thường xuyên dạy con về ngôn ngữ bất kể đứa trẻ có thể hiểu hay không. Những em bé ở trong môi trường đó thường biết nói sớm. Ngược lại, một số cha mẹ ít nói lại ít giao tiếp với con, trẻ thiếu môi trường giao tiếp ngôn ngữ nên tự nhiên chậm nói.
Tâm lý chung của nhiều cha mẹ là nếu thấy trẻ cùng tuổi biết nói sớm mà con nhà mình chưa biết nói sẽ lo lắng và không để ý đến những thay đổi cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên đây là vấn đề giáo dục con cái, cha mẹ không nên quá nóng vội để tìm cách hướng dẫn hợp lý, phù hợp với tính cách, sinh hoạt của từng đứa trẻ.
Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý nếu sau 14 tháng mà trẻ vẫn chưa nói được thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời để có hướng điều trị sớm.
Làm thế nào cha mẹ có thể trau dồi kỹ năng ngôn ngữ của con mình?
Trước hết, đối với trẻ chưa biết nói, cha mẹ trở thành người thầy đầu tiên của trẻ. Cha mẹ có thể hướng dẫn và luyện nghe cho con, giao tiếp với con nhiều hơn, đọc cho con nghe một số từ vựng đơn giản, để con nghe nhiều hơn, điều này cũng rất hữu ích với con.
Và trong quá trình dạy con tập nói, cha mẹ cần nói rõ ràng, phát âm chuẩn, tròn vành rõ chữ, không bắt chước lại kiểu nói ngọng của bé để từ đó bé học được cách nói chuẩn.
Ngoài ra hãy cho trẻ nghe và dạy trẻ học nhiều bài hát thiếu nhi đơn giản, từ ngắn đến dài để phần nào bồi đắp từ vựng cho con.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất