Quá trình thay đổi thị giác từ trẻ sơ sinh đến khi 1 tuổi: Nhiều bất ngờ với cha mẹ

Moon 2022-09-07 14:05
- Cùng xem quá trình thay đổi thị giác của trẻ từ 0-1 tuổi nhé.

Giống như cảm giác của bạn khi bỏ kính cận thị, thị lực của trẻ sơ sinh khá kém, chỉ bằng 1/30 của người lớn và thế giới trẻ nhìn thấy mờ ảo với hai màu đen trắng. Tuy nhiên khi bé lớn dần lên, thị giác sẽ dần phát triển, và thế giới trong mắt sẽ thay đổi từ đen trắng sang rực rỡ sắc màu, từ mờ ảo sang rõ ràng!

Quá trình thay đổi thị giác từ trẻ sơ sinh đến khi 1 tuổi: Nhiều bất ngờ với cha mẹ

Quá trình phát triển thị giác của trẻ sơ sinh đến khi 1 tuổi

■ Trẻ sơ sinh ~ 2 tháng

Khi mới sinh, trẻ chỉ nhìn thấy trong phạm vi 20 đến 30 cm. Khoảng một tháng, về cơ bản bé có thể nhìn thấy mọi thứ trong toàn bộ căn phòng. Nhưng chúng vẫn thích quan sát những thứ trước mặt, những thứ lớn hơn và sáng hơn có thể thu hút sự chú ý của bé.

■ 3 ~ 6 tháng sau khi sinh

Quá trình thay đổi thị giác từ trẻ sơ sinh đến khi 1 tuổi: Nhiều bất ngờ với cha mẹ

Đôi mắt của bé 3 tháng tuổi đã có thể theo dõi các vật thể chuyển động và hướng tầm nhìn xung quanh, khả năng phối hợp tay mắt cũng đã phát triển ở một mức độ nhất định.

■ 7 ~ 9 tháng sau khi sinh

Trẻ có thể phân biệt rõ ràng các vật thể gần và xa, và có thể nhận ra rằng thế giới là ba chiều. Lúc này, chúng cũng sẽ có cảm giác nhạy bén hơn về màu sắc, tuy chưa phát triển như người lớn nhưng về cơ bản chúng có thể nhận biết được hầu hết các màu sắc.

■ 10 ~ 12 tháng sau khi sinh

Vào khoảng 10 tháng tuổi, trường thị giác của bé sẽ rộng hơn, gần như đạt đến mức của người lớn.

Khi bé được 1 tuổi, thị giác của bé về cơ bản đã phát triển tương đối ổn định, bé có thể nhận thức rõ ràng hơn về các vật thể có khoảng cách, kích thước và màu sắc khác nhau.

Tầm quan trọng của DHA trong việc phát triển thị giác của bé

Quá trình thay đổi thị giác từ trẻ sơ sinh đến khi 1 tuổi: Nhiều bất ngờ với cha mẹ

Trên thực tế, sự phát triển thị giác của em bé đã bắt đầu từ trong bụng mẹ và DHA tham gia vào giai đoạn quan trọng của sự phát triển thần kinh thị giác của em bé trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.

DHA là thành phần quan trọng trong sự phát triển của mắt và hệ thần kinh trung ương, duy trì hàm lượng DHA thích hợp trong cơ thể là rất quan trọng cho sự phát triển các chức năng thần kinh và thị giác sớm ở trẻ sơ sinh.

Bà mẹ mang thai và trẻ trong giai đoạn ăn bổ sung nên ưu tiên bổ sung DHA từ cá biển sâu, tôm cua sò ốc, tảo và các thực phẩm khác. DHA có thể được tổng hợp bởi axit linolenic trong cơ thể nhưng tỷ lệ chuyển hóa quá thấp.

Hầu hết các bà mẹ và trẻ sơ sinh khó có thể đáp ứng đủ lượng DHA bằng cách điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống, vì vậy việc bổ sung DHA là một cách đơn giản và thuận tiện để có được chúng.

Nhưng có quá nhiều DHA trên thị trường, làm thế nào để lựa chọn? 

Các mẹ phải chú ý đến danh sách thành phần của sản phẩm khi lựa chọn, tuyệt đối không được cho bé dùng DHA với hương vị, chất màu và chất tạo ngọt, những chất phụ gia thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và trí tuệ của trẻ sơ sinh.

DHA không có natri an toàn hơn. Ăn quá nhiều natri dễ dẫn đến chậm phát triển trí não, mất canxi và quá tải chuyển hóa ở thận, vì vậy mẹ phải đặc biệt lưu ý đến hàm lượng natri trong danh sách dinh dưỡng.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Review 4 loại kem dưỡng ẩm cho da dầu trong mùa đông hanh