Nghiên cứu từ Nhật Bản: Trẻ nghiện điện thoại có thể ngăn cản não bộ phát triển

Moon 2022-11-28 09:05
- Nghiên cứu mới từ một trường Đại học Nhật Bản cho biết nghiện điện thoại thông minh có thể ngăn cản sự phát triển não bộ của trẻ em.

Nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy trẻ "nghiện" điện thoại ngăn cản não bộ phát triển

Một dự án nghiên cứu kéo dài 3 năm của Đại học Tohoku, Nhật Bản cho thấy trẻ nghiện smartphone trong thời gian dài sẽ khiến não bộ ngừng phát triển, về cơ bản chỉ dừng ở mức lớp 6 tiểu học.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, điện thoại thông minh đã trở thành công cụ không thể thiếu của hầu hết mọi người, đối tượng người dùng ngày càng trẻ hóa, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh về trí não và thể chất rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của điện thoại, dễ dẫn đến bị nghiện điện thoại di động.

Nghiên cứu từ Nhật Bản: Trẻ nghiện điện thoại có thể ngăn cản não bộ phát triển

Dự án nghiên cứu do Giáo sư Ryuta Kawashima của Đại học Tohoku đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu cộng hưởng từ (MRI) trong 3 năm về sự phát triển não bộ của trẻ em và học sinh từ 5 đến 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiện điện thoại thông minh sẽ khiến não trẻ ngừng phát triển.

Mặc dù kết quả nghiên cứu có thể hơi "giật gân", nhưng các chuyên gia khuyên rằng trẻ em nên cố gắng tránh đam mê điện thoại di động hoặc trò chơi điện tử và thực hiện các hoạt động toàn diện hơn trong thời gian rảnh rỗi.

Trẻ "nghiện" điện thoại còn có những tác hại nào?

Việc xem YouTube, chơi game, xem phim hoạt hình… trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng thường khiến trẻ tập trung nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều giờ liền. Điều này sẽ tạo điều kiện để ánh sáng xanh, bức xạ từ điện thoại/ máy tính bảng tác động trực tiếp lên mắt của trẻ. Từ đó gây ra các vấn đề về mắt như khô mắt, nhức mắt, cận thị, suy giảm thị lực khi còn trẻ…

Nghiên cứu từ Nhật Bản: Trẻ nghiện điện thoại có thể ngăn cản não bộ phát triển

Trẻ thường xuyên dùng điện thoại thường sẽ bị thu hút bởi các trò chơi, mạng xã hội, game nên giảm hứng thú với các hoạt động khác như thể dục thể thao, suốt ngày ngồi lì trong nhà. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị béo phì do kém vận động. Ngoài ra trẻ có thể mắc các bệnh khác liên quan đến xương khớp, cột sống...

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, theo các chuyên gia thì việc trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại để giải trí còn có thể khiến trẻ “bỏ quên” những điều xung quanh. Lúc này, trẻ thường thích tách biệt, ở một mình và không giao tiếp với người khác. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến chứng tự kỷ, rối loạn lo âu, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần và khiến hành vi trẻ có vấn đề.

Trẻ trong độ tuổi tập nói sử dụng điện thoại nhiều dễ dẫn đến không hứng thú với thế giới xung quanh, không giao tiếp hoặc tìm tòi khám phá nữa. Chính vì không tiếp thu và tương tác với người khác mà hậu quả là nhiều trẻ khi còn nhỏ nói rất tốt nhưng đến tuổi đi học lại bị hạn chế về ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kém.

Nghiên cứu từ Nhật Bản: Trẻ nghiện điện thoại có thể ngăn cản não bộ phát triển

Chính vì những tác hại lớn việc trẻ "nghiện" điện thoại mang lại nên cha mẹ cần kiểm soát việc xem điện thoại của con. Tốt nhất trẻ dưới 6 tuổi không được xem điện thoại quá 1 tiếng/ngày. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần giám sát nội dung con xem trên điện thoại và khuyến khích trẻ ra ngoài vận động, vận động cùng con để con tăng hứng thú hơn.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 10 kiểu tóc hime ngắn cá tính được giới trẻ ưa chuộng