Mie Nguyễn dịu dàng, kiên nhẫn mà cũng muốn "mắng cho con một trận" vì lý do này

Khánh Chi 2024-05-01 14:47
- Khi con lên 3 tuổi, Mie Nguyễn gặp khó khi thấu hiểu và dạy bảo con.

Khi bé tròn 3 tuổi, là thời điểm bé bước vào một giai đoạn mới đầy dấu mốc trong sự phát triển. Cá nhân tính của bé bắt đầu hiện rõ hơn, với mong muốn tự mình làm mọi thứ, thậm chí đôi khi thách thức sự kiên nhẫn của cha mẹ. Ở giai đoạn này, cha mẹ thường có những cách tiếp cận khác nhau trong việc giáo dục con cái, phản ánh sự đa dạng trong cách nuôi dạy trẻ.

Mie Nguyễn dịu dàng, kiên nhẫn mà cũng muốn mắng cho con một trận vì lý do này

Gần đây, Mie Nguyễn chia sẻ về những tháng "khó khăn" này với con trai của mình. Là một người mẹ luôn dịu dàng và kiên nhẫn, song đôi khi, cô cũng cảm thấy căng thẳng, bực bội trước sự nghịch ngợm của bé. Như một bà mẹ hiểu biết về những vấn đề khi nuôi dạy con, Mie Nguyễn chia sẻ suy nghĩ của mình:

"Khủng hoảng tuổi lên 3 có chút kinh dị đấy. Dù mẹ luôn cố kiên nhẫn và nhẹ nhàng với em nhưng nhiều lúc cũng muốn mắng cho một trận không lại tưởng mẹ không biết mắng. Tính đã hay gắt lại còn gắp được một chú cún bướng".

Mie Nguyễn dịu dàng, kiên nhẫn mà cũng muốn mắng cho con một trận vì lý do này

Tất cả đều đồng tình rằng đó thực sự là một giai đoạn khủng hoảng khiến các bậc phụ huynh phải đối mặt với nhiều thử thách. Chính vì lẽ đó, Mie Nguyễn đã chọn áp dụng phương pháp "gentle parenting" - dạy con bằng tình yêu và sự nhẹ nhàng. Thông qua phương pháp này, cô đã giúp bản thân và con trải qua giai đoạn khó khăn đó một cách đơn giản và êm đềm hơn.

"Cách mình đối xử và nói chuyện với con sẽ là cách con nhìn nhận về bản thân. Nếu con chấp nhận những lời nặng nề và những sự cau có từ bé thì khi con lớn lên con cũng sẽ dần chấp nhận là mọi người cũng có quyền đối xử với con như vậy. Vì thế mình sẽ cố gắng thật nhẹ nhàng và cảm thông, để con biết rằng đó là những gì con đáng được có.

Mie Nguyễn dịu dàng, kiên nhẫn mà cũng muốn mắng cho con một trận vì lý do này

Mình sống trên thế giới này 30 năm rồi, đã trải qua vô vàn tình huống và cả triệu cảm xúc. Nhưng quan trọng là con chưa từng có trải nghiệm đó, thế giới này mới toanh với con, nên mình không thể ép con phải hiểu ngay được những tình huống và cảm xúc trước mắt. Đôi điều chia sẻ từ người mẹ cũng tập 1 bỡ ngỡ, mong rằng sẽ có nhiều em bé happy + high EQ, cũng như sẽ có nhiều bố mẹ áp dụng và thấy hiệu quả", Mie chia sẻ.

Cách đối phó khi trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2

1. Thấu hiểu nhưng không thỏa hiệp

Khi trẻ tỏ thái độ muốn phản đối yêu cầu của cha mẹ bằng cách nói “không” thì việc đầu tiên là cha mẹ cần nhận biết cơn giận của trẻ. Để làm dịu cơn giận của trẻ và khiến trẻ nghe lời, cha mẹ hãy cho trẻ hiểu cha mẹ đang sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của con. Tiến sĩ Berger cho biết “Nếu cha mẹ cư xử khéo léo, tinh tế và tỏ ra tôn trọng sở thích cũng như mong muốn của con thì sẽ hạn chế được rắc rối từ thói ương bướng đó gây ra”.

2. Cho con được quyền lựa chọn

 Tiến sĩ Angie T. Cranor - trợ lý giáo sư nghiên cứu dự án về phát triển con người và gia đình Đại học North Carolina, Mỹ - nhấn mạnh “Cha mẹ cho con cơ hội lựa chọn sẽ giúp trẻ vừa thỏa mãn được nhu cầu mà cha mẹ vẫn kiểm soát được trẻ”. Vì vậy, trong trường hợp trẻ không chịu đi ngủ, mẹ hãy đưa ra lựa chọn cho bé. Mẹ cũng cần đảm bảo mọi lựa chọn đều không nằm ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ, mẹ có thể nói “Mẹ biết con vẫn muốn chơi tiếp, nhưng bây giờ đã đến giờ đi ngủ rồi. Con muốn đọc truyện trước hay đánh răng trước nào?”.
Khánh Chi (Tổng hợp)
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 loại thực phẩm hàng ngày giúp hồi phục làn da