'Mẹ ơi, con làm rơi mất tiền rồi', phản ứng của người mẹ quyết định tương lai của đứa con
Tin liên quan
Là người làm cha, làm mẹ, ai mà chẳng mong con mình trưởng thành, có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Cha mẹ muốn dốc hết sức mình để giáo dục con cái cho tốt. Nhưng thực tế, đôi khi việc giáo dục con cái thể hiện từ những điều rất nhỏ, kể cả lời nói, hành vi thường ngày của cha mẹ, thái độ của cha mẹ trước những việc làm sai trái của con cái. 2 đứa trẻ bị mất 300 ngàn và hãy xem thái độ của 2 người mẹ xem đâu là thái độ đúng đắn nhất nhé!
Người mẹ thứ nhất: Tức điên lên, liên tục mắng mỏi đứa trẻ: "Sao con ngốc như thế? Mẹ dạy con bao nhiêu lần rồi? Mẹ không biết phải dạy con thế nào nữa, cầm tiền mà cũng để rơi."
Đánh rơi mất tiền, đứa trẻ vốn dĩ đã buồn vì mất tiền chắc chắn sẽ càng buồn hơn khi nghe mẹ nói điều này. Trẻ con cũng có lòng tự trọng, khi phạm sai lầm bé cũng sẽ cảm thấy có lỗi. Khi bị mẹ khiển trách như vậy, trẻ nhất định sẽ cảm thấy khổ sở, tổn thương.
Những gì trẻ học cần học là thừa nhận sau đó là sửa sai lỗi lầm của bản thân. Nếu bị mẹ mắng mỏ, khiển trách quá gắt, trẻ sẽ tìm cách nói dối, chối tội, không chịu sửa sai. Đây dần sẽ ảnh hưởng xấu đến con trẻ.
Người mẹ thứ hai: Tuy rằng trong lòng sẽ tức giận nhưng ngoài mặt lại rất bình tĩnh, không những không trách mắng đứa nhỏ, mà khi nhìn thấy ánh mắt đau khổ của đứa trẻ, người mẹ đau lòng ngồi xổm xuống nói với đứa trẻ: “Không sao đâu. Mẹ biết con không cố ý mà. Con rất hối hận, mẹ biết nhưng bố mẹ cũng rất vất vả kiếm tiền, con có thể dùng sức lao động hoặc chăm chỉ học tập để 'bù lại', con nghĩ thế nào?"
Con trẻ thấy mẹ không tức giận đương nhiên rất vui mừng nhưng dù sao cũng thấy có lỗi, mẹ nói như vậy nhất định phải đồng ý, sau đó trẻ sẽ nói với mẹ: "Con xin lỗi mẹ, con không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự như thế nữa."
Cách cư xử này của người mẹ không chỉ để con biết lỗi và học cách sửa sai mà còn để con biết rằng con phải trả “giá” nếu phạm sai lầm và dùng sức lao động hoặc điểm cao hơn để sửa sai.
Thật ra, không cần hỏi, ai cũng biết rằng cách xử lý của người mẹ thứ hai là tốt hơn. Nhưng trong cuộc sống, phần lớn bậc phụ huynh thường xử lý theo cách của người mẹ thứ nhất. Khi sự việc xảy ra, họ không kiềm chế được cảm xúc của mình mà đánh hoặc mắng con.
Thực ra, khi trẻ mắc lỗi, trẻ đã rất buồn và tự trách mình, nếu cha mẹ không an ủi, hướng dẫn kịp thời mà vẫn dùng những ngôn từ “ác ý” để kích động trẻ thì trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề. Những đứa trẻ bị tổn thương dần sẽ có khoảng cách với cha mẹ và không muốn chia sẻ những bí mật cho bố mẹ nữa.
Anh Anh/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất