Nước ối sắp sinh có màu gì? Dấu hiệu bất thường cần lưu ý

Minh LT 2022-08-03 13:59
- Nước ối được biết đến với chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy nước ối sắp sinh có màu gì? Cần lưu ý điều gì về nước ối sắp sinh? Xem ngay bài viết để có lời giải đáp, bạn nhé!

Nước ối là gì?

Nước ối là chất dịch lỏng giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong suốt thai nhi. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai thành công, có khả năng tái tạo và trao đổi chất.

Nước ối là gì

Nước ối là chất dịch lỏng giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi

Nước ối có tác dụng gì?

Nước ối là môi trường giàu chất dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

  • Bảo vệ thai nhi: Nước ối giúp nâng đỡ và bảo vệ thai nhi.
  • Kiểm soát nhiệt độ: Nước ối giữ nhiệt độ ổn định xung quanh thai nhi.
  • Phát triển phổi và hệ tiêu hóa: Bằng cách thở và nuốt nước ối, thai nhi có thể tập sử dụng các cơ của các hệ thống này khi lớn lên.
  • Phát triển cơ và xương: Nước ối giúp cơ và xương bé phát triển vì thai nhi có thể di chuyển trong nước ối.
  • Kiểm soát nhiễm trùng: Nước ối giúp tạo môi trường vô khuẩn trong suốt thai kỳ cho thai nhi đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi chuyển dạ sinh.
  • Hỗ trợ dây rốn: Nước ối có thể giữ cho dây rốn (dây vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ nhau thai đến thai nhi) không bị siết chặt.
  • Bôi trơn: Sau khi ối vỡ, tính nhờn của nước ối sẽ giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ, từ đó giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.
  • Giảm đau cho mẹ: Nước ối giúp giảm những cơn đau do thai nhi đạp vào bụng mẹ trong quá trình phát triển.

Trong những tuần đầu của thai kỳ, nước ối chủ yếu là nước đến từ cơ thể người mẹ. Sau khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ, nước tiểu của bé sẽ tạo thành phần lớn chất lỏng. Nước ối cũng chứa các chất dinh dưỡng, kích thích tố (hóa chất do cơ thể tạo ra) và kháng thể (các tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng).

Nước ối sắp sinh có tác dụng gì

Nước ối bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi

Nước ối bình thường có màu gì?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối có màu trắng trong và không có mùi. Theo thời gian, khi thai nhi phát triển, nước ối sẽ có màu trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây. Đến tuần thứ 38, khi thai nhi đủ trưởng thành, nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống với nước vo gạo.

Nước ối có thể có thêm một số vẩn đục là các mảnh vụn tế bào bình thường, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Nước ối sắp sinh có màu gì?

Nước ối sắp sinh có màu trắng đục hoặc ngả vàng, có thể có vẩn đục. Trường hợp vỡ ối có thể kèm theo một chút máu.

Nước ối sắp sinh có màu gì

Nước ối sắp sinh có màu trắng đục hoặc ngả vàng

Dấu hiệu bất thường của nước ối cần lưu ý

Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc hoặc mùi của nước ối đều có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn. Một số thay đổi màu nước ối tiềm ẩn và nguyên nhân có thể là:

Nước ối có màu xanh lá cây hoặc nâu: thường có nghĩa là thai nhi đã đi tiêu đầu tiên (phân su) khi còn trong bụng mẹ. (Thông thường, em bé đi tiêu đầu tiên sau khi sinh.) Nếu thai nhi đi phân su trong bụng mẹ, nó có thể đi vào phổi qua nước ối. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, được gọi là hội chứng hít phân su, đặc biệt nếu nước ối đặc. Một số trường hợp có thể cần được điều trị ngay sau khi sinh để ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp. Những em bé khác khỏe mạnh khi sinh ra có thể không cần điều trị, ngay cả khi nước ối có phân su.

Nước ối màu vàng sẫm: dấu hiệu cảnh báo thai nhi đã bị suy thai mãn tính, mẹ bầu cần được điều trị ngay lập tức.

Nước ối màu xanh: dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy thai. Trường hợp này mẹ bầu cần được theo dõi tích cực. Tùy vào tình trạng của tim thai, quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời.

Nước ối màu vàng xanh: Biểu hiện cho thấy mẹ bầu đã bị tán huyết thai nhi (thiếu máu). Tán huyết thai nhi là tình trạng lượng hồng cầu trong cơ thể mẹ không đủ, gây ra tình trạng thiếu máu ở thai nhi. Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tán huyết đều lây truyền sang con nhưng ở thể lặn. Điều này có nghĩa là nếu mẹ bầu bị bệnh thì thai nhi cũng sẽ bị bệnh nhưng sau khi ra bé vẫn có cuộc sống bình thường. 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu cả bố xét nghiệm tán huyết. Trường hợp bố dương tính với tán huyết thì khả năng cao thai nhi sinh ra sẽ mang gen trội của bệnh này, khiến bé có thể sống cả đời với căn bệnh này. 

Ngoài ra, nước ối màu xanh cũng là dấu hiệu cảnh báo thai nhi chậm phát triển hoặc bị suy dinh dưỡng.

Nước ối màu xanh đục, mùi hôi và lẫn mủ: dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng ối. Lúc này, màng ối có thể bị thủng hoặc vỡ khiến nước ối chảy ra ngoài và tạo điều kiện thuận cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng ối có thể làm tăng nguy cơ vỡ ối non, sinh on, sảy thai hoặc thậm chí là chết thai. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Nước ối màu đỏ: chảy máu, thường do nhau thai.

Màu đỏ sẫm: máu đông, thường liên quan đến bệnh tán huyết bào thai.

Nước ối màu xanh rêu sệt lẫn phân su: Dấu hiệu cảnh báo sản phụ đã bị suy thai cấp, đe dọa tính mạng thai nhi. Đây là tình trạng suy thai trầm trọng trong bụng mẹ, đe dọa tính mạng của thai nhi. Nếu không phát hiện sớm có thể đe dọa tới tính mạng của thai nhi. Nếu sinh ra, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị khuyết tật về thần kinh, chậm phát triển hoặc bị rối loạn khả năng ngôn ngữ,....

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi nước ối sắp sinh có màu gì rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ từ Emdep.vn, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về màu sắc của nước ối trong suốt thai kỳ, đặc biệt là khi sắp sinh. Qua đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của nước ối, tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 kiểu tóc xoăn retro thời thượng biến mặt O-line núng nính thành mặt V-line đẳng cấp