Giảng bài 'hết nước hết cái' nhưng con vẫn không hiểu, người mẹ tăng xông phải nhập viện vì nhồi máu não

Quỳnh Trang 2021-12-13 14:30
- Làm mẹ, người phụ nữ nào cũng mong con mình học hành giỏi giang, thành tài. Vì vậy, họ bỏ nhiều công sức ra để dạy dỗ con mình học tập.

Là phụ nữ, trong thời gian mang bầu, họ luôn mong ngóng con chào đời và mong con có cuộc sống thật tốt. Khi con chào đời, người mẹ mong con mau biết bò, biết đi, biết nói. Đến khi con khôn lớn, người mẹ nào cũng mong con thông minh, học giỏi, trở thành niềm tự hào của cha mẹ, gia đình. 

Giảng bài 'hết nước hết cái' nhưng con không hiểu, người mẹ tăng xông, nhồi máu não

Mới đây, một bà mẹ 33 tuổi ở Nam Kinh, Trung Quốc đã bị nhồi máu não trong quá trình dạy kèm con học bài. Được biết, con của người phụ nữ này hay hỏi những câu ngớ ngẩn, học trước quên sau. Điều này khiến người mẹ tăng xông, nhồi máu não và ngay lập tức phải nhập viện.

Giảng giải 'hết nước hết cái' nhưng con không hiểu, người mẹ lên cơn tức giận, nhồi máu não

Chắc hẳn, nhiều bậc phụ huynh cũng gặp phải vấn đề này khi dạy con học. Họ cảm thấy quá bực bội, khó chịu khi con học bài mất tập trung, hay trì hoãn, không nhớ kiến thức và học trước quên sau. Sau thời gian dài dạy kèm con học bài, ắt hẳn nhiều bậc phụ huynh cũng gặp các vấn đề về tâm lý như hay bực dọc, cáu giận thậm chí tăng xông, nhồi máu não như bà mẹ ở Nam Kinh trên đây.

Những bí mật nào ẩn chứa đằng sau những câu hỏi ngô nghê của bọn trẻ

1. Trẻ không có khái niệm về thời gian

Nguyên nhân khiến trẻ hay trì hoãn là do tư duy não bộ của trẻ vẫn đang ở giai đoạn phát triển và trẻ chưa có khái niệm rõ ràng về thời gian. Nói rõ ra là trẻ em không biết một phút hay một giờ là bao lâu. Vì vậy, trẻ không biết quý thời gian và làm việc không tập trung. Chẳng hạn khi con còn nhỏ, mẹ sẽ rời đi một lúc, bạn có thể nói: "Con ơi, mẹ đi một lát vì có việc gì đó, mẹ sẽ quay lại trước khi phim hoạt hình kết thúc. "

Giảng giải 'hết nước hết cái' nhưng con không hiểu, người mẹ lên cơn tức giận, nhồi máu não

Mặc dù trẻ em không có khái niệm về thời gian nhưng chúng thường xem phim hoạt hình và có một chút kiến ​​thức về độ dài của một tập phim hoạt hình. Sau nhiều bài tập, đứa trẻ sẽ bắt đầu xây dựng nhận thức về thời gian. Trẻ lớn hơn có thể sử dụng đồng hồ cát để cho chúng biết trực quan thời gian còn lại.

2. Trẻ phải trải qua quá nhiều bước trước khi học bài

Một đứa trẻ cần bao nhiêu bước từ khi trở về nhà đến khi ngồi vào bàn học tập? Chúng ta hãy cùng nhau làm phép tính nhé. Khi về nhà, con phải ăn uống, tắm gội, nghỉ ngơi, mở cặp sách rồi quyết định sẽ làm bài tập nào trước. Sau đó, con sẽ tìm sách và tìm cây bút. Vậy là con sẽ mất rất nhiều bước trước khi làm bài tập.

Giảng giải 'hết nước hết cái' nhưng con không hiểu, người mẹ lên cơn tức giận, nhồi máu não

Vì trẻ đã mất quá nhiều bước trước khi học tập nên bé càng ngại ngần trong việc học. Làm cha mẹ, chúng ta nên giảm bớt trình tự các bước trong quá trình học tập của trẻ. Ví dụ như bạn giúp trẻ quyết định xem nên làm bài tập nào trước và sắp xếp thật ít bút chì trong hộp bút của trẻ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Điểm danh 6 món chè thanh mát mùa hè mẹ đảm không thể bỏ qua