Đau quá sức chịu đựng khi sinh, sản phụ gọi bác sĩ sản khoa là chồng, gây ra tình huống khó đỡ
Tin liên quan
Ngày nay, nhiều bệnh viện đã cho phép người chồng của sản phụ vào phòng sinh để động viên vợ lúc sinh con. Cũng chính chuyện này đã gây ra vô số những tinh huống bi hài.
Nhiều bà mẹ sau khi cùng chồng vào phòng sinh lại nhận xét rằng đây là một quyết định sai lầm. Nhiều người chồng thì cảm thấy ám ảnh bởi hình ảnh vợ mình lúc sinh con. Bởi vì họ chưa từng tiếp xúc hay nhìn thấy nhiều máu đến vậy. Nói chung, việc cùng trải qua sinh nở gây ra nhiều ám ảnh tâm lý cho người vợ và người chồng.
Sản phụ An An chuyển dạ vào tuần trước. Chồng cô đã cùng cô vào phòng sinh. Trong quá trình chuyển dạ, An An không chịu được đau đớn nên đã nắm lấy tay chồng. Vì vậy, anh "chồng" đã đưa tay nắm lấy tay cô. Cuối cùng, An An đã sinh hạ một em bé thành công và tay cô vẫn luôn nắm nấy lay "chồng". Sau khi em bé chào đời, cơn đau chấm dứt, An An mới nhận ra người đàn ông mà cô tưởng là chồng, đưa tay ra cho công nắm hóa ra một một bác sĩ sản khoa. Chồng An An đứng ở gần đấy mặt tối sầm.
Đây chỉ là một trong những tình huống bi hài mà các bà mẹ gặp phải khi bước vào phòng sinh. Có bà mẹ kể rằng họ cảm thấy xấu hổ khi bác sĩ đỡ đẻ là bác sĩ nam. Có bà mẹ cảm thấy ngượng ngùng khi trót đi đại tiện trong lúc sinh nở. Nhưng đối với các bác sĩ sản khoa, đây là chuyện hết sức bình thường.
Trước khi đi sinh, mẹ và bố cần chuẩn bị những gì?
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín
Không giống như trước đây, việc sinh con phải nhờ đến bà mụ, bà đỡ. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, việc sinh con đã được y tế hỗ trợ rất nhiều. Trong những trường hợp sinh khó thì các bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai. Vì vậy, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín là rất cần thiết.
Chuẩn bị những giấy tờ cần mang theo
Để khỏi phải bối rối, hấp tấp quên này quên kia thì bố mẹ nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ cần thiết nhé! Đề phòng khi bác sĩ hoặc nhân viên y tế cần thì sẽ có ngay, không phải chạy tới chạy lui. Như thế rất mất thời gian. Một số giấy tờ cần chuẩn bị như:
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy chứng minh nhân dân của cả bố và mẹ. Có thể kèm theo cả giấy chứng minh nhân dân của người đi cùng để chăm sóc bé tại phòng hậu sản. Chẳng hạn như bà nội, bà ngoại, dì, cô,…
- Sổ tạm trú dài hạn của người mẹ (nơi chấp nhận làm giấy khai sinh cho em bé).
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Các giấy tờ của những lần khám thai trước. Chẳng hạn như: phiếu siêu âm, đo điện tim, sổ khám bệnh cá nhân,…
- Giấy chuyển viện (nếu có).
- Đồ dùng cho mẹ và bé
Những lưu ý dành cho mẹ bầu chuẩn bị trước khi sinh
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
- Tập những bài thể dục nhẹ.
- Liệt kê những người có thể giúp đỡ trong suốt quá trình chuyển dạ và hậu sản. Chẳng hạn như ông bà nội ngoại, cô, dì, mợ,…
- Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức trước khi sinh.
- Chuẩn bị thức ăn nhẹ trước khi sinh. Chẳng hạn như bánh ngọt, nước trà đường, sữa,…
- Suy nghĩ sẵn tên con trước khi sinh.
- Tìm người chăm nom cho bé lớn (nếu có).
Bảo Anh/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất