Bế nhiều làm con hư? Nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ sơ sinh càng được ôm càng thông minh khỏe mạnh

Moon 2022-10-27 10:20
- Nhiều người nghĩ rằng không nên ôm bế nhiều từ nhỏ vì trẻ dễ bám hơi và hư hơn. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Con của Tiểu Nhã vừa mới chào đời được 2 tuần. Mỗi khi con khóc, Tiểu Nhã thường bế con lên vỗ về. Mẹ chồng nhìn thấy vậy trách cô rằng không nên bế con nhiều, đứa trẻ dễ "bám hơi" mẹ và học thói quen đòi bế bất cứ khi nào.

Tiểu Nhã rất băn khoăn vì cô thấy rằng việc ôm ấp, vỗ về con mới sinh chẳng có gì là sai. Con được cô vỗ về lại nhanh chóng được xoa dịu cảm xúc và đi vào giấc ngủ. Bản thân cô là mẹ cũng muốn dành nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc con, chẳng lẽ điều này cũng không đúng và không được phép?

Bế nhiều làm con hư? Nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ sơ sinh càng được ôm càng thông minh khỏe mạnh

Thực tế nhiều người ở thế hệ cũ có quan điểm rằng không nên bế trẻ sơ sinh nhiều. Tuy nhiên nhận định này là do họ chưa hiểu rõ về sự phát triển của trẻ sơ sinh, cho rằng càng bế nhiều thì càng không buông được.

 

Năm 1959, nhà tâm lý học người Mỹ Harlow và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo kết quả của một cuộc nghiên cứu: khỉ con sơ sinh bị tách khỏi mẹ ngay từ ngày đầu tiên chào đời và ở với hai bà mẹ trong 165 ngày tiếp theo - một người mẹ có sữa bú và một người mẹ để ôm ấp. Mặc dù khỉ con có thể bú no khi ở với người mẹ có sữa, nhưng thực tế là chúng quấn quýt và thích ôm ấp người mẹ còn lại hơn. Harlow kết luận từ điều này rằng tiếp xúc cơ thể thậm chí còn quan trọng hơn đối với sự phát triển của khỉ con so với việc cho con bú. Mặc dù thí nghiệm được thực hiện trên khỉ, nhưng nhiều nhà tâm lý học tin rằng nó có thể áp dụng tương tự cho trẻ sơ sinh của con người.

Vì vậy, việc bế con hay không ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc con có thể phát triển khỏe mạnh hay không.

Lợi ích của việc bế trẻ sơ sinh là gì?

Bế trẻ thường xuyên có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn hơn

Bế nhiều làm con hư? Nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ sơ sinh càng được ôm càng thông minh khỏe mạnh

Một cái ôm có thể mang lại cho em bé sơ sinh cảm giác an toàn. Vì trong bụng mẹ có sự bao bọc chặt chẽ của tử cung và nước ối, khi bé chào đời cảm giác gò bó và thân thiện với môi trường biến mất, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi.

Cái ôm của mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy được bao bọc chặt chẽ như còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hơi ấm của cái ôm có thể khiến trẻ cảm nhận được nhiệt độ của da và nhịp tim của mẹ, và tốc độ của nhịp tim sẽ khiến trẻ cảm thấy quen thuộc và khiến con bạn cảm thấy an toàn.

Cái ôm của cha mẹ thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động chạm nhiều hơn có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ. Bộ não của bé giống như một tờ giấy trắng và cần được kích thích liên tục các giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác,… để phát triển. Bế trẻ nhiều hơn đồng thời tăng những kích thích hay massage tay, chân, bụng còn giúp bé tăng cường vận động và cứng cáp hơn.

Giúp bé mở rộng tầm nhìn, phát triển giác quan

Những em bé thường xuyên nằm trên giường có tầm nhìn rất hạn chế và chỉ có thể nhìn thấy trần nhà và môi trường xung quanh. Những đứa trẻ được bế thường xuyên có thể nhìn thấy nhiều cảnh vật hơn, có thể thúc đẩy phát triển thị giác, cũng có thể nghe được nhiều cuộc trò chuyện của người lớn hơn, có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ, giao tiếp bằng mắt với mẹ có thể thúc đẩy não bộ của trẻ phát triển.

Liệu trẻ sơ sinh có bám hơi hay hư đi do ôm, bế quá nhiều không?

Bế nhiều làm con hư? Nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ sơ sinh càng được ôm càng thông minh khỏe mạnh

Nhiều cha mẹ sợ ôm, bế con nhiều quá sẽ làm hư con nên không thường xuyên bế con. Tuy nhiên hãy có nhận thức đúng về điều này.

Trước hết, trẻ trước 6 tháng tuổi sẽ thường chỉ khóc để thể hiện nhu cầu của mình, và phản ứng kịp thời của cha mẹ có thể giúp trẻ giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình.

Thứ hai, việc bế trẻ nên được đo lường, không nên bế trẻ suốt, nhất là khi trẻ ngủ. Nằm thẳng trên giường có lợi hơn cho sự co duỗi và phát triển cơ thể của trẻ. Tiếp nữa khi trẻ ngoan ngoãn tự chơi thì không nên bế trẻ, lúc đó hãy chơi cùng con. Ngoài ra sau khi đã xoa dịu trẻ khi trẻ quấy khóc, căng thẳng hãy để trẻ trở về chơi ngoan bình thường thay vì bế con bên cạnh 24/24. Cách lựa chọn thời gian, tình huống bế con, ôm con của cha mẹ sẽ quyết định con có đeo bám, có hư đi hay không. Do đó hãy là những ông bố bà mẹ thông minh và văn minh.

Moon/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cung hoàng đạo kiếm tiền nhiều nhưng tiêu tiền như nước, suốt ngày 'cạn ví'