Bé gái 4 tuổi ngủ trưa mãi không tỉnh lại, bà ngoại gục ngã khi biết nguyên nhân

Anh Chi 2022-08-27 09:06
- Việc trẻ ăn đồ ăn vặt rồi bị ngã có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Bà ngoại biết được nguyên nhân thì cũng đã muộn, không thể làm được gì.

Jingjing là một cô bé 4 tuổi rất ngoan ngoãn và nhanh nhẹn. Đến kỳ nghỉ hè, do bố mẹ bé thường bận rộn công việc nên em bé được gửi về để bà ngoại chăm sóc. Bà ngoại vì thương cháu nên thường cho cháu ăn những món đồ thơm, ngon nhất. Thường ngày, bố mẹ không cho Jingjing ăn quà vặt. Nhưng khi Jingjing về ở với bà, bà ngoại cũng cho bé ăn quà vặt theo yêu cầu của bé.

Sau bữa trưa, đã đến giờ ngủ trưa nhưng Jingjing cứ quấy khóc. Lúc này, bà ngoại đành phải cho bé ăn đồ ăn vặt. Sau đó, bà ngoại đi rửa bát và dọn dẹp bếp. Trong lúc đó, Jingjing bị ngã nhưng cú ngã nhẹ nên bà ngoại không mấy lưu tâm. Cô bé lên giường và tự đi ngủ. Tuy vậy, suốt buổi trưa hôm đó đến tận chiều, cô bé đã ngủ mà không tỉnh dậy nữa. Đến chiều, bà gọi Jingjing dậy để uống sữa thì không thấy cháu phản ứng gì.

Bé gái 4 tuổi ngủ trưa mãi không tỉnh lại, bà ngoại gục ngã khi biết nguyên nhân

Bà ngoại tim đập loạn nhịp, ngồi bệt xuống đất. Khi được đưa đến bệnh viện thì cháu bé đã không còn thở nữa. Bên trong miệng và mũi cháu đầy đồ ăn vặt. Hóa ra, bé đang ăn lại bị ngã nên bị sặc. Thức ăn chèn vào đường thở khiến cô bé tử vong. Trong khi bà ngoại lại mải dọn dẹp nên không thể giúp đỡ cháu. Lúc phát hiện ra nguyên nhân, bà ngoại đã bật khóc.

Bé gái 4 tuổi ngủ trưa mãi không tỉnh lại, bà ngoại gục ngã khi biết nguyên nhân

Với bất cứ bậc phụ huynh nào, họ cần chú ý khi cho trẻ ăn bất cứ thứ gì. Không chỉ thói quen của trẻ khi ăn mà cả thể trạng của bé cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm.

1. Theo dõi trẻ khi ăn

Khi trẻ ăn, bố mẹ cần theo dõi trẻ một cách sát sao. Một số trẻ thường hiếu động. Bé đùa nghịch cả khi ăn. Lúc này, bố mẹ cần ngăn trẻ đùa nghịch khi ăn. Việc trẻ đùa nghịch có thể ảnh hưởng đến tỳ vị, dạ dày của trẻ. Điều này không chỉ khiến trẻ biếng ăn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

2. Thường để trẻ ngủ sau bữa ăn, thường là vào buổi trưa

Ngày nay, nhiều trẻ có thói quen ngủ trưa. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc cho trẻ ngủ nhiều hơn cũng có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhưng ở nhiều trường mẫu giáo hoặc ở nhà, sau khi ăn trưa xong, mọi người thường cho trẻ đi ngủ ngay. Lúc này thức ăn vừa ăn chưa kịp tiêu hóa, trẻ đã bước vào trạng thái ngủ, lúc này hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ trở nên rất chậm chạp.

Bé gái 4 tuổi ngủ trưa mãi không tỉnh lại, bà ngoại gục ngã khi biết nguyên nhân

Trẻ dễ bị đầy bụng và gặp vấn đề về tích tụ thức ăn. Lúc này, tiêu hóa của trẻ có vấn đề, bắt đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ của trẻ vào buổi trưa này sẽ không được tốt cho lắm. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn đến vấn đề tích tụ thức ăn của trẻ. Bạn hãy cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu, động viên trẻ vận động nhiều hơn để điều hòa tỳ vị, giảm các vấn đề tích tụ thức ăn ở trẻ. Khi lá lách và dạ dày của trẻ khỏe mạnh, bé sẽ tiêu hóa tốt, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Trẻ sẽ cao lớn và khỏe mạnh như mong đợi.

3. Cho trẻ ăn thức ăn "không phù hợp" quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ luôn cho con ăn những thứ vượt xa độ tuổi của con mình. Một số thức ăn vặt như thạch, các loại hạt có thể khiến trẻ dễ bị ngạt thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, mẹ cần chú ý không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn thạch.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Loạt người đẹp Việt đua nhau khoe vòng eo nhỏ xíu khi ở nhà mùa dịch