Bé ăn ngũ cốc: Khi nào thì bắt đầu và những kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Thiên Khuê 2022-06-03 11:47
- Bé ăn ngũ cốc đòi hỏi bạn cần bắt đầu đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho con. Emdep sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích khi cho con ăn dặm nhé.

Khi nào thì cho bé ăn ngũ cốc là an toàn?

Bé ăn ngũ cốc có thể kịp thời bổ sung dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Thông thường, ngũ cốc gạo là lựa chọn sơ khai nhất khi mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm. Vậy thời điểm nào nên cho trẻ ăn ngũ cốc?

Tùy vào thể chất và mức độ phát triển của mỗi trẻ mà mẹ quyết định áp dụng chế độ ăn dặm khác nhau. Một số người khuyến cáo rằng cho trẻ ăn ngũ cốc bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có người lại nói trẻ 2 đến 3 tháng tuổi là đã có thể ăn dặm.

Bé ăn ngũ cốc: Khi nào thì bắt đầu và những kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm là cột mốc quan trọng, nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngũ cốc quá sớm vì có thể tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, hãy đợi cho đến khi bé được khoảng 6 tháng và có các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm.

Thực tế thì bạn nên gặp bác sĩ nhi khoa để có chỉ định thích hợp nhất, đảm bảo sự trưởng thành khỏe mạnh và an toàn cho con bạn.

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn ngũ cốc

Mỗi em bé đều khác nhau, cho nên mẹ cần quan sát để tìm các dấu hiệu cho thấy bé đã thực sự sẵn sàng để bắt đầu ăn ngũ cốc. Đây cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho trẻ ăn dặm an toàn và hiệu quả.

Bé ăn ngũ cốc: Khi nào thì bắt đầu và những kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Các chuyên gia khuyến cáo: Chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn đặc mà cụ thể là ngũ cốc khi trẻ kiểm soát được cổ và đầu của mình. Con bạn có khả năng giữ vững đầu cổ khi đứng hoặc ngồi ăn.

Quan trọng nhất, không cho trẻ ăn ngũ cốc gạo cho đến khi trẻ có kỹ năng miệng để di chuyển thức ăn rắn từ trước miệng ra sau. Kỹ năng này thường không phát triển cho đến ít nhất 4 tháng tuổi. Cho đến lúc đó, lưỡi của bé sẽ đẩy hết thức ăn vào miệng.

Một dấu hiệu khác cho thấy đã thích hợp để bé ăn ngũ cốc là khi trẻ bày tỏ sự quan tâm đến các món ăn bạn đưa ra. Ví dụ bạn đang ăn mà trẻ có hành động với tay đến thức ăn hoặc há miệng nghiêng về phía những món ngon đầy mới mẻ đó.

Bé ăn ngũ cốc: Khi nào thì bắt đầu và những kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Bạn không nên cho trẻ ăn ngũ cốc trước khi có các dấu hiệu trên. Đặc biệt là khi trẻ chưa thuần thục kiểm soát lưỡi sẽ dễ bị sặc khi ăn thức ăn đặc. Ngoài ra, cho trẻ ăn ngũ cốc quá sớm còn dễ tăng nguy cơ béo phì.

Bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc như thế nào để bé dễ thích nghi và tiếp nhận?

Khi trẻ được bú sữa mẹ hoặc kết hợp sữa công thức thì việc bắt đầu ăn thức ăn đặc sẽ không dễ thích nghi ngay được. Vì vậy, mẹ cần biết cách cho con ăn dặm từng bước để bổ sung dưỡng chất cho trẻ mà không gây tác dụng phụ.

Lúc ban đầu, bạn có thể trộn 1 đến 2 thìa bột ngũ cốc gạo với 4 - 6 thìa sữa công thức, hoặc sữa mẹ hoặc với nước lọc đều được. Lúc này bé vẫn sẽ tiếp nhận ngũ cốc bằng cách “bú”. Sau vài lần, bạn có thể tiến hành dùng thìa để bón thức ăn trực tiếp cho trẻ.

Bé ăn ngũ cốc: Khi nào thì bắt đầu và những kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Tiếp theo, bạn có thể lần lượt cho trẻ ăn dặm với nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau củ, trái cây, ngũ cốc đơn ngoài ngũ cốc gạo… Bằng cách này, bạn cũng kịp thời phát hiện và xử lý nếu trẻ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thực phẩm nào.

Chú ý khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên áp dụng cách pha thêm ngũ cốc gạo để làm đặc sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Hy vọng bài viết với những gợi ý cơ bản nhất sẽ giúp mẹ biết cách cho bé ăn ngũ cốc hợp lý và an toàn.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Toner chuẩn xịn Hàn xẻng giá học sinh, sinh viên