Bé 9 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ? Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?

2023-11-23 15:46
- Bước sang tháng thứ 9, bé đã có những sự thay đổi rõ rệt hơn cả về khả năng vận động và cảm xúc. Các hành động của bé trở nên linh hoạt hơn, khả năng phối hợp tay chân phát triển hơn đồng thời bé cũng dần học được cách điều chỉnh cảm xúc của mình.

Lúc này ngoài sữa mẹ hay sữa công thức, bé cũng dần làm quen những hương vị mới lạ bên ngoài, những món ăn của người lớn trẻ nên hấp dẫn và thu hút bé hơn bao giờ hết. Vậy bé 9 tháng tuổi biết làm gì, bé 9 tháng ăn được những gì? Nếu trong giai đoạn này bé vẫn chưa biết ngồi, biết bò thì phải làm sao?

Bé 9 tháng biết làm gì?

Cùng khám phá các cột mốc phát triển của bé 9 tháng tuổi để có lời giải đáp cho bé 9 tháng nhé!

Khả năng vận động

Bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, khả năng vận động của bé sẽ có những bước phát triển rõ rệt so với khoảng thời gian trước đó. Bé đã có thể tự trườn hay bò để lấy những món đồ mà mình thích, thậm chí một số bé cứng cáp đã có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên với sự trợ giúp của bố mẹ hay men theo thành ghế, thành giường,... 

Thế giới xung quanh luôn ngập tràn những điều mới lạ với bé khiến bé luôn muốn hoạt động nhiều hơn để khám phá, tìm tòi. Lúc này để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ hãy chú ý không đặt những đồ vật có khả năng gây nguy hiểm cho bé trong phạm vi hoạt động của bé. Hãy chắc chắn rằng bé luôn trong tầm mắt của mình để có thể nhanh chóng xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bé.

Trẻ 9 tháng tuổi có thể vừa cầm đồ vật vừa bò, học được cách chuyển hướng trong khi đang bò, trong khi đó một số trường hợp bé có thể bò lên cầu thang. Bé có thể tự ngồi chơi mà không bị té ngã như giai đoạn 8 tháng tuổi đồng thời có thể quay người 90 độ hoặc cúi đầu xuống.

Tay chân của bé ở giai đoạn này cũng linh hoạt hơn, bé đã biết vỗ tay hoặc cầm hai vật đập vào nhau, có thể tự cầm bình sữa trong khi bú, bình sữa rơi, bé biết cách nhặt lên. Bé 9 tháng tuổi có thể cho những khối xếp hình vào hộp cũng như lấy những khối xếp hình từ trong hộp ra. Bắt đầu từ giai đoạn này, bé có thể bắt đầu làm quen với những món đồ chơi xếp hình với cách chơi đơn giản nhất là xếp chồng hai khối hình lên nhau.

Bé 9 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ? Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?

Khả năng nhận thức

Những thay đổi về nhận thức đã khiến bé 9 tháng tuổi biết làm những gì? Bé 9 tháng tuổi tập trung hơn vào những đồ chơi mà người lớn đưa cho bé. Bé thích ném mọi thứ trong tầm tay, đưa mắt nhìn theo chuyển động của các đồ vật hoặc đưa mắt nhìn theo đồ vật bị lấy đi khỏi tay của bé.

Bé có thể dễ dàng đưa đồ vật từ tay này sang tay kia hay đưa đồ vật vào miệng của mình. Bố mẹ hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ các món đồ chơi của bé, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn từ đồ chơi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Vẫn là những câu nói “ê”, “a” đơn giản nhưng lúc này ngữ điệu nói chuyện của bé đã có sự cao thấp rõ rệt, bé học được cách dùng âm thanh để nhấn mạnh sự kích động của mình. Bố mẹ có thể sẽ phải bất ngờ khi bỗng dưng giọng nói của bé lên cao hơn, bé nói nhiều và ồn ào hơn.

Trẻ 9 tháng tuổi dần trở nên hứng thú với những câu chuyện của mọi người xung quanh, biết chú ý nghe người khác nói chuyện, biết mọi người đang nói chuyện với mình và dùng những từ “ê”, “a” để đáp lại. Bố mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian để giao tiếp với bé, kể cho bé nghe những câu chuyện hay hát cho bé nghe để kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của bé.

Ngoài tên mình, bé cũng hiểu được một số từ đơn giản khác như “không được”, “đi lấy đồ chơi”. Khi muốn người khác lấy đồ chơi cho mình bé sẽ chỉ vào đồ vật đó kèm theo câu “a a” để thu hút sự chú ý của mọi người.

Bé cũng có thể cùng người lớn tham gia vào những trò chơi đơn giản như “ú òa” hay vỗ tay. Bé chủ động hơn khi tham gia vào các trò chơi và dễ dàng bắt chước các động tác đơn giản của người lớn.

Bé 9 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ? Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?

Cảm xúc của bé

Bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi, bé cũng những thay đổi đáng kể trong cảm xúc. Việc nhận biết được những người thân xung quanh giúp bé dễ dàng trở nên vui vẻ hơn khi gặp họ đồng thời cũng có thể tỏ ra căng thẳng, sợ hãi và thậm chí bật khóc ngay khi thấy người lạ mặt.

Bé 9 tháng cũng có thể nhận biết được việc mọi người đang đùa với bé hay đang mắng bé. Chẳng hạn như bé có thể cười khi thấy mẹ đang vui vẻ hay xị mặt khi thấy mẹ nghiêm mặt, nói “không” với bé.

Bé 9 tháng ăn gì? 

Bên cạnh vấn đề bé 9 tháng biết làm gì thì việc bé 9 tháng có thể ăn gì cũng là điều được không ít bậc phụ huynh quan tâm hiện nay.

Ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ và sữa công thức thì 9 tháng tuổi cũng là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với các món ăn bên ngoài (ăn dặm). Những thực phẩm mà bé 9 tháng tuổi có thể ăn bao gồm:

  • Bột yến mạch: Một số loại trái cây như táo, mận, lê, nho, chuối, xoài, đu đủ,... với điều kiện đã được xay nát hoặc nghiền nhuyễn.
  • Bánh mì: Trứng, bé có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng của tất cả các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim,...
  • Thịt bò, thịt lợn, cá, tôm: Súp lơ xanh, cà rốt, rau ngót, rau cải, bí ngô, khoai tây, khoai lang.

Bé 9 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ? Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi bao gồm cả ăn dặm và sữa mẹ.

  • Đối với ăn dặm: Ba bữa chính, mỗi bữa khoảng 200ml, cơm nhão xay nhuyễn 60-90g gạo tẻ trắng. Trong bữa ăn dặm này mẹ có thể thêm từ 60-90 gram thịt (lợn, tôm, cá,... và 15 gram dầu, mỡ.
  • Đối với sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500-600ml sữa mẹ chia làm các bữa phụ trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung rau xanh và trái cây trong bữa ăn dặm phụ

Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, bé trai 9 tháng có cân nặng tiêu chuẩn trung bình trong khoảng từ 8.1 kg đến 10 kg, và bé gái 9 tháng có cân nặng tiêu chuẩn trung bình trong khoảng 7.3 - 9.3 kg.

Bé 9 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ? Cân nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn?\

Bảng cân năng tiêu chuẩn của bé theo tổ chức Y tế WHO

Bé 9 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò phải làm sao?

Mặc dù thông thường các bé sẽ biết ngồi, biết bò khi bước sang tháng thứ 9. Tuy nhiên trong vẫn có một số trường hợp bé biết ngồi, biết bò sớm vào tháng thứ 8 hay biết ngồi, biết bò chậm hơn vào tháng thứ 10- 11. Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng về sự khác biệt thời gian biết ngồi, biết bò giữa các bé. Bởi thực tế biết ngồi, biết bò của các bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sự phát triển của hệ thần kinh vận động, hệ xương hay cân nặng của bé. 

Thông thường những bé tinh nghịch, ưa vận động sẽ nhanh chóng biết ngồi, biết bò hơn so với những bé có tính cách yên lặng, nhẹ nhàng. Hay những bé có thân hình vừa phải sẽ nhanh chóng biết ngồi, biết bò hơn những bé có thân hình hơi mập mạp.

Sự phát triển của bé không phải là một thời điểm cụ thể mà là cả một quá dài dài với những thay đổi tích lũy qua từng ngày. Việc bé chậm biết ngồi, biết bò có thể trở thành một tín hiệu báo đậu cho tình trạng phát triển chậm của bé khi đi cùng với những chậm trễ trong phát triển các kỹ năng như vận động tay chân, giao tiếp, thị giác,... Lúc này, bố mẹ nên đưa bé đến gặp chuyên gia nhi khoa để được thăm khám, kiểm tra và có lời khuyên cụ thể cho tình trạng của bé.

Đối với trường hợp bé 9 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò thì bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục như sau:

  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là canxi bởi còi xương cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết ngồi, biết bò.
  • Thường xuyên cho bé tắm nắng để tổng hợp vitamin D tăng khả năng hấp thu canxi
  • Kích thích khả năng vận động của bé bằng một số trò chơi vận động đơn giản như xoay người, đạp chân tay,...
  • Hỗ trợ bé học ngồi bằng cách cho bé ngồi dựa vào gối hay bố mẹ
  • Chỉ cho bé học bò sau khi bé đã có thể tự ngồi vững mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ
  • Sử dụng các món đồ chơi có màu sắc bắt mắt, âm thanh vui tai để kích thích bé bò về phía trước.

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết hôm nay đã giúp các bạn có được lời đáp cho câu hỏi bé 9 tháng tuổi biết làm những gì, ăn được gì, từ đó có cách chăm sóc bé hiệu quả nhất, tạo điều kiện tối cho quá trình phát triển toàn diện của bé, ngăn ngừa nguy cơ chậm phát triển.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 tác dụng thần kỳ của LÁ VỐI đến sức khỏe