Xác chết 43 năm không phân hủy và những giấc mơ kì lạ
2016-04-10 14:00
- Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2 giờ sáng…
Xác của Đinh Công Hảo đã được người nhà giữ lại 43 năm nay. (Ảnh: Internet)
Tài hoa, bạc mệnh
Thời Pháp thuộc, ở vùng An Giang có 1 gia đình Nho học. Đinh Công Hạo là con trai thứ 3 trong gia đình ấy, gồm 4 anh chị em: 2 trai, 2 gái. Ngay từ thưở nhỏ cậu bé Hạo đã tỏ rõ sự thông minh và rất khôi ngô, tuấn tú. Những năm bắt đầu đi học trường làng, bên cạnh chữ Quốc ngữ, Hạo còn theo học chữ Nho và học đến hết cuốn Ngũ Kinh… vì vậy, điều không ai trong vùng lấy làm ngạc nhiên khi Hạo được cha là ông Đinh Đại Bửu hết mực yêu thương.
Di ảnh Đinh Công Hạo hồi còn nhỏ. (Ảnh: Internet)
Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắc ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.
Ông Bửu đưa con đi khắp vùng để tìm thầy chạy chữa. Nhưng cố bao nhiêu, tìm bao nhiêu thầy bệnh cũng không khỏi.
Đó là những gì mà ông Đinh Hữu Trí (SN 1956) em trai út ông Hạo – người hiện đang ở trong nhà gỗ cổ xưa và lưu giữ xác ông Hạo kể lại. Và theo ông Trí, trong những năm bị mù, nhưng càng lúc ông Hạo càng bộc lộ nhiều khả năng trời phú. Ông nội của ông Hạo vốn là 1 lương y, biết bắt mạch, bốc thuốc trị bệnh. Song, thỉnh thoảng người trong nhà bị một số chứng bệnh lạ mà ông này không tài nào trị khỏi. “Lúc đó, anh Hạo xuất thần kê toa, chữa bệnh. Lần nào anh Hạo cũng chữa cũng khỏi bệnh. Nhưng ảnh kêu người nhà phải giữ kín, không được nói ra ngoài” – ông Trí kể.
Ông Trí cho biết anh trai mình sống trong cảnh tăm tối khoảng 7 năm thi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/12/1968 (âm lịch). Khi đó (ông) Trí đã 12 tuổi nên còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra: “Trước khi chết khoảng 3 ngày, anh tôi không ăn cơm, cháo gì mà chỉ uống sữa, ăn mãng cầu gai giã nhuyễn quậy với đường cát trắng. Ảnh chết lúc 9 giờ sáng. Nhưng vì thương con ba tôi để đến 3 giờ chiều vì sợ ảnh ‘đi thiếp’ (chết lâm sàng). Tới lúc cơ thể nguội lạnh, tay chân cứng hết, ông mới chịu cho liệm vào 1 chiếc hòm bằng gỗ cây gòn và đem chôn cách nhà chừng 200m” – Ông Trí kể.
Ông Trí bên quan tài đựng xác khô của ông Hạo. (Ảnh: Internet)
Những giấc mơ kỳ lạ.
Sau khi chôn cất Đinh Công Hạo, cả nhà ông Bửu hết sức đau buồn và mệt mỏi. Đêm thứ 3 kể từ ngày chôn con trai, ông Bửu vừa lim dim thì thấy giấc mơ kỳ lạ. Lần thứ nhất, khi ông Bửu nằm ngủ trên giường, đột nhiên ông nghe rõ tiếng con trai văng vẳng: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”.
Cứ nghĩ do quá thương nhớ con nên bị mộng mị, ông Bửu bước xuống võng nằm một hồi để trấn tĩnh. Nhưng khi vừa thiu thiu ngủ trên chiếc võng lại nghe tiếng con trai về báo mộng văng vẳng bên tai với lời lẽ y như lần thứ nhất. Thấy lạ, ông Bửu thức giấc xách chiếc đèn măng-xông đi rảo khắp nhà xem người nhà, cha mẹ, vợ, con ông có ai bị mơ hay không. Song tất cả mọi người đều ngủ say, không một ai mộng mị. Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2h sáng.
Thấy lạ, ông Bửu gọi cả nhà thức dậy rồi bàn bạc với cha ông sẽ đi mượn thêm vài người ở xóm để đào xác Hạo lên. Sợ ông Bửu thương nhớ con mà chết, nên gia đình đã bàn bạc và quyết định quật mồ con trai ông, cốt để ông hài lòng.
Được hàng xóm giúp, ông Bửu tiến hành ngay việc đào mộ con trai vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày.
“Đến khi bật nắp hòm ra mọi người đều bất ngờ vì anh Hạo giống như người đang ngủ say. Cha tôi cẩn thận kiểm tra, rờ, bóp thấy da thịt vẫn mềm dịu. Tay chân, co ra co vào bình thường chứ không cứng và lạnh như khi liệm. Cha tôi kéo thử cằm thì miệng anh Hạo há ra. Lúc này cha tôi tin là anh Hạo còn sống thật nên vội chạy vào nhà múc 1 ly nước to, dùng muỗng đổ vào miệng. Rồi lại thêm ly nước thứ 2 đổ vào miệng anh Hạo. Càng lạ hơn là đổ muỗng nào nước chảy tọt vào trong bụng hết muỗng đó. Rồi mọi người khiên xác anh Hạo đặt lên chiếc ghế bố, lật qua lật lại coi thấy quần áo vẫn sạch, khô, không hề ẩm ướt cũng không có dấu hiệu xác bị phân hủy, hôi thối” - ông Trí kể tiếp…
Và những bí ẩn trong ngôi nhà gỗ
Lúc này, ông Bửu liền báo với nhà chức trách xin được đem xác con vào nhà và nhờ bác sĩ đến khám. Một đoàn bác sĩ của bệnh viện tỉnh với nhiều bác sĩ người nước ngoài đến khám xác Đinh Công Hạo. Ai nấy đều ngạc nhiên khi tim và hệ hô hấp thì không hoạt động nhưng chân tay vẫn mềm mại.
Thấy hiện tượng lạ, 1 bác sĩ người Mỹ đã ở lại nhà nhiều ngày để theo dõi, song không ai đưa ra được kết luận gì. Đến 4 ngày sau( tức là ngày thứ 7 kể từ ngày Hạo tắt thở) ông bác sĩ nọ dùng kim chích thử vào đầu ngón tay Hạo nặn ra vẫn còn máu đỏ. Đến ngày thứ 10 kể từ ngày Hạo tắt thở, vị bác sĩ tạm kết luận: “Bộ máy trong cơ thể Hạo vẫn còn hoạt động nên các tế bào không ch.ết, không phân hủy mà vẫn còn máu tươi. Nhưng do nhiều ngày không được ăn gì, cơ thể thiếu năng lượng nên hệ hô hấp không trở lại được”. Nói vậy rồi ông bác sĩ người ngoại quốc kêu xe về bệnh viện quận Tân Châu (nay là huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) – cách đó chừng 20 km để chở bình tiếp hơi (bình oxy) xuống tận nhà nhằm kích hệ hô hấp cho Hạo.
Lúc chiếc xe Jeep vừa rời khỏi nhà thì ông Bửu phát hiện bàn tay của Hạo biến đổi từ bình thường sang màu vàng nhạt, nhưng thịt da lại trong suốt. Khi vị bác sĩ ngoại quay lại, hiện tượng trong suốt đã “ăn” lên đến cùi chỏ của hai cánh tay Hạo. 2 bàn chân cũng bắt đầu có dấu hiệu trong suốt và lan dần dần lên đến 2 đầu gối. Ông ta lắc đầu nói với ông Bửu là không thể cứu Hạo. Các bác sĩ đều “bó tay” ra về vào chiều 29 Tết Giáp Thân.
Vẫn không tin con trai chết, ông Bửu đóng chiếc quan tài khác đặt xác vào đó. Tuy nhiên, kể từ đó xác Hạo bắt đầu khô dần và teo tóp lại. Ông Bửu lộng 1 miếng kính trên nắp quan tài để có thể hàng ngày nhìn thấy con trai. Bên trên thân thể Hạo được phủ lên 1 lớp vải lụa màu vàng, mặt được trùm bằng chiếc khăn màu cau khô, chỉ lộ ra phần tóc ở đỉnh đầu. Ông Bửu qua đời năm 1994 và trước khi mất ông căn dặn con trai út là Trí phải giữ gìn xác anh trai và thờ phụng, nhang khói.
Cho đến bây giờ, xác “ông” Hạo vẫn được lưu giữ trong chiếc quan tài đặt trên gian gác gỗ trong nhà, chiếc quan tài đặt chéo góc. Người nhà ông Trí giải thích: Lúc đầu quan tài được đặt ngay chính giữa căn gác, đầu quay vào bàn thờ, nhưng đến sáng hôm sau thì nó lại “tự” nằm xéo qua một bên. Hôm sau mọi người khiêng đặt ngay ngắn lại thì sau đó cái hòm vẫn bị lệt qua 1 bên – ở vị trí như bây giờ.
Bà Dư Tuyết – vợ ông Trí cho biết: “Hồi anh Hạo chết tóc hớt cao, ngắn giống như trong di ảnh và tóc rất đen. Vậy mà bây giờ tóc lại dài hơn và còn có tóc bạc”.
Còn ông Trí quả quyết: “Cái xác chỉ bị khô lại, tất cả các bộ phận như ruột gan, mắt, răng… của anh Hạo đều còn nguyên dù đã 43 năm. Hồi ảnh chết gia đình tôi đem chôn cất bình thường, rồi đến khi đào xác lên cũng để nguyên như thế cho tới bây giờ”.
Tổng hợp
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những người dám phanh phui showbiz Việt