Những đứa trẻ nhọc nhằn mưu sinh mùa Trung thu
2014-09-07 18:31
- (Em đẹp) - Trong ngày Trung thu, nhiều em nhỏ chỉ mong ước có một mái nhà che mưa, che nắng, có đủ sách, bút tới trường.
Tin liên quan
>>> Xem không khí rộn ràng, cách làm bánh Trung thu tại đây
Khi những sắc màu Trung thu tràn ngập phố phường, người người đi sắm quà cho con trẻ dịp Rằm Tháng Tám, cũng là lúc nhiều em nhỏ theo cha mẹ ra đường mưu sinh. Với các em, ngoài ước mơ có chiếc đèn ông sao, chiếc bánh dẻo, bánh nướng; còn mong muốn được hưởng Tết Trung thu trong gia đình có cha, có mẹ dang rộng vòng tay che chở.
>>>Rơi nước mắt chuyện những em bé đón Trung thu bên hóa chất
Khi những sắc màu Trung thu tràn ngập phố phường, người người đi sắm quà cho con trẻ dịp Rằm Tháng Tám, cũng là lúc nhiều em nhỏ theo cha mẹ ra đường mưu sinh. Với các em, ngoài ước mơ có chiếc đèn ông sao, chiếc bánh dẻo, bánh nướng; còn mong muốn được hưởng Tết Trung thu trong gia đình có cha, có mẹ dang rộng vòng tay che chở.
>>>Rơi nước mắt chuyện những em bé đón Trung thu bên hóa chất
Nỗi lòng cha mẹ mang theo con nhỏ đi mưu sinh
Với các em nhỏ sống ở những gia đình có điều kiện thì chuyện có những món quà vào ngày Trung thu là chuyện bình thường. Nhưng với các em nhỏ khó khăn, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai thì việc có đèn ông sao, đèn lồng hay mặt nạ chỉ đến trong giấc mơ.
Với các em nhỏ sống ở những gia đình có điều kiện thì chuyện có những món quà vào ngày Trung thu là chuyện bình thường. Nhưng với các em nhỏ khó khăn, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai thì việc có đèn ông sao, đèn lồng hay mặt nạ chỉ đến trong giấc mơ.
Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập người đi chơi, mua sắm trong dịp Tết Trung thu.
Giữa phố phường Hà Nội đông đúc những ngày sát Tết Trung thu, bé Nguyễn Văn Cương (8 tuổi) đang cùng mẹ bán chong chóng nhựa. Cương kể: “Nhà cháu chưa bao giờ có bánh Trung thu, chỉ có bánh chưng vào Tết Nguyên đán do các anh, chị tình nguyện viên tặng”.
Bản thân Cương cũng chưa bao giờ được hưởng một cái Tết Trung thu trọn vẹn. Hàng năm, cứ tới sát Rằm Tháng Tám, Cương lại theo mẹ đi bán đồ chơi. Chị Vân (mẹ của Cương) chia sẻ, gia đình nghèo, nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Tuổi Cương còn quá nhỏ nên đi đâu chị cũng phải đưa đi theo.
“Trung thu, ai chẳng muốn sắm cho con cái lồng đèn, mua chút quà bánh để phá cỗ. Nhưng gia đình tôi nghèo qua. Miếng ăn phải lo từng bữa, gạo nhiều khi còn thiếu, lấy đâu ra tiền mua bánh Trung thu. Nhìn các ông bố, bà mẹ mua quà cho con mà lòng tôi nghẹn lại”, chị Vân nói.
“Trung thu, ai chẳng muốn sắm cho con cái lồng đèn, mua chút quà bánh để phá cỗ. Nhưng gia đình tôi nghèo qua. Miếng ăn phải lo từng bữa, gạo nhiều khi còn thiếu, lấy đâu ra tiền mua bánh Trung thu. Nhìn các ông bố, bà mẹ mua quà cho con mà lòng tôi nghẹn lại”, chị Vân nói.
Trong khi nhiều đứa trẻ khác có đủ cha, đủ mẹ, được mặc quần áo đẹp đi chơi Trung thu...
... vẫn có đâu đó các em nhỏ theo cha mẹ đi mưu sinh, kiếm miếng cơm manh áo. Trong ảnh, bé Cương đang cùng mẹ bán chóng chóng nhựa tại chợ đêm Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trò chuyện với Cương về ước mơ ngày Trung thu, em chỉ ước mẹ khỏe mạnh, không đau ốm. Bản thân em sẽ được học hành đầy đủ, không còn cảnh sống nay đây mai đó.
Trên tay bế theo một đứa con nhỏ, anh Nguyễn Văn Tuấn (Hà Nam) đang cần mẫn nhặt những đồng tiền lẻ vừa xin được của khách. Anh Tuấn cho biết, trước đây gia đình anh có 3 người sống rất hạnh phúc. Từ khi phát hiện anh bị bệnh phổi, vợ anh bỏ nhà đi. Đứa con nhỏ 8 tháng tuổi, thiếu tình thương của mẹ. Bản thân anh lại đau ốm liên miên, không đủ sức lao động.
Cha con anh Tuấn đi ăn xin, nương tựa nhau sống qua ngày.
Một đứa trẻ khoảng 8 - 9 tháng tuổi theo cha ăn xin ngoài đường khiến ai nhìn thấy cũng quặn lòng.
Hàng ngày, anh bế con đi khắp phố phường Hà Nội để ăn xin, kiếm sống qua ngày. Cũng may, bé Trung (con anh Tuấn – PV) rất ngoan, không quấy khóc. “Chắc nó thương tôi nghèo, vất vả nên trộm vía rất ngoan, không đau ốm. Ai cho gì cũng ăn. Nhìn cảnh con người ta được mặc quần áo đẹp, có ha mẹ đưa đi chơi Trung thu còn con mình phải theo bố nay đây mai đó, ngủ gầm cầu, nghĩ mà tội quá”, anh Tuấn nghẹn ngào.
Với Lan Anh (12 tuổi, Nam Định) khi nói về Tết Trung thu: “Em biết đó là ngày đứa trẻ nào cũng được mặc quần áo đẹp, nhận đồ chơi từ cha mẹ. Nhưng với em, chỉ khi bán hết số kẹo cao su mới được mẹ mua quà”.
Theo gia đình lên Hà Nội từ nhỏ, bố đánh giày thuê, mẹ đi bán rau, cuộc sống nghèo khó khiến Lan Anh phải nghỉ học giữa chừng. “Mùa hè em thường bán ở các quán bia, vỉa hè nơi có đông người qua lại. Em chỉ ước mong được quay trở lại trường đi học, gặp lại thầy cô, bạn bè. Mong có một bữa cơm cả gia đình quay quần bên nhau vì mẹ em thường xuyên đi bán hàng về muộn”, Lan Anh chia sẻ.
Ước mơ có đủ cơm ăn
Tết Trung thu đúng nghĩa là ngày tất cả trẻ em đều được hưởng những niềm vui lớn lao nhất, được bố mẹ tặng cho những món quà, những món đồ chơi đẹp. Nhưng ở giữa may mắn, hạnh phúc kia vẫn có… khoảng trắng. Ở đó, những đứa trẻ nghèo, sống như cây cỏ ngày qua ngày.
Với những đứa trẻ ở bãi giữa sông Hồng, khi được hỏi về ước mơ ngày Trung thu, nghe mà lòng ai cũng nghẹn lại. Tụi trẻ chỉ ước nhặt được thêm thật nhiều rác, có đủ tiền mua gạo, sống trong những ngôi nhà trời mưa không bị dột, trời nắng không như "lò nung". Lý giải cho những ước mơ nhỏ bé ấy, nhặt được nhiều rác sẽ có tiền, có cơm ăn, áo mặc và đơn giản là được đi học.
Với những đứa trẻ ở bãi giữa sông Hồng, khi được hỏi về ước mơ ngày Trung thu, nghe mà lòng ai cũng nghẹn lại. Tụi trẻ chỉ ước nhặt được thêm thật nhiều rác, có đủ tiền mua gạo, sống trong những ngôi nhà trời mưa không bị dột, trời nắng không như "lò nung". Lý giải cho những ước mơ nhỏ bé ấy, nhặt được nhiều rác sẽ có tiền, có cơm ăn, áo mặc và đơn giản là được đi học.
Đối với các em nhỏ bãi giữa sông Hồng, được người lớn quan tâm, tổ chức Tết Trung thu ấm áp. Trong ảnh, một nhóm tình nguyện viên tổ chức tố chức trung thu cho khoảng 20 em nhỏ tại "xóm ổ chuột" dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội).
Cách phố Hàng Mã, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân chưa đầy 1km, “khu ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên là nơi trú ngụ của hàng chục hộ gia đình và hàng trăm mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Trái ngược với không khí ồn ào náo nhiệt khi Tết Trung thu về, người dân nơi đây lại rôm rả xem ai bán được hết hàng, đứa trẻ nào nhặt được nhiều rác. Cuộc sống lam lũ vất vả nơi đây đã cuốn bọn trẻ vào vòng xoáy mưu sinh rất sớm.
Ngồi nhặt nhạnh, phân loại số rác vừa nhặt được, Hùng (13 tuổi) cho biết, Trung thu là ngày em hi vọng kiếm được nhiều chai, lọ hơn từ việc nhặt rác trên đường. “Nhiều khi đi nhặt rác trên phố, nhìn thấy đồ chơi đẹp, những chiếc bánh thơm ngon cháu cũng thèm lắm. Nhưng so với việc không có cơm ăn thì những chiếc bánh kia có đáng là gì?”, Hùng buồn bã nói.
Trong ngày Tết Trung thu, bé Hoa (9 tuổi) chỉ mong ước được có đủ cơm ăn, áo mặc, được cắp sách tới trường.
Cách chỗ Hùng ngồi không xa, bé Vũ Thị Kim Hoa (9 tuổi) đang ngồi giữa đống đồ chơi cũ do mẹ nhặt rác mang về. Hoa cho biết, em chưa một lần cắp sách tới trường. Những chữ Hoa biết viết chỉ là họ tên và tuổi của mình. “Bố bỏ nhà đi khi em còn nhỏ. Hàng ngày, em chưa ngủ dậy mẹ đã đi làm. Tối muộn mẹ về cũng là lúc em đã ngủ. Nhiều lúc nhớ bố em lắm nhưng em cũng không dám nói, sợ mẹ buồn” Hoa kể.
Đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, suy nghĩ của Hoa có phần già dặn hơn nhiều đứa trẻ khác. Ước mơ của Hoa chỉ là ăn một bữa cơm với mẹ trong ngày Trung thu, được mẹ đưa đi chơi và mua cho một con búp bê nhỏ. Có lẽ ước mơ đó quá xa vời với Hoa cũng như nhiều đứa trẻ khác có cùng cảnh ngộ.
Cuộc sống của những đứa trẻ bãi giữa cứ tiếp diễn như thế. Tới khi nào chúng mới được hưởng một tuổi thơ vui vẻ, trọn vẹn, câu hỏi cứ xoáy vào tâm trí chúng tôi khi rời khỏi xóm lao động nghèo.
Hoàng Sa
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Toner Klairs “đỉnh chóp” cho mọi chu trình dưỡng da