Muôn kiểu CHỐNG CHỌI với CÁI NẮNG THIÊU ĐỐT của người dân Hà Nội mỗi khi ra đường
Tin liên quan
Những ngày này, nền nhiệt độ của thủ đô Hà Nội tăng cao lên 36 – 37 độ C, thời tiết oi bức, khó chịu đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Nắng đến nỗi không ai muốn "thò mặt ra đường".
Nhưng với những người bắt buộc phải ra đường thì “Làm gì để chống chọi với cái nắng như thiêu như đốt mỗi khi ra đường?” luôn là câu hỏi muôn thuở mỗi khi hè về.
Một ngã tư chờ đèn đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh trong ngày nắng nóng cao điểm.
Ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc vắng tanh vào buổi trưa.
Ngoài các biện pháp thoa kem chống nắng thì việc trang bị một bộ đồ chống nắng khi ra đường là chuyện “cấp bách”.
Chống nắng cũng phải thời trang!
Chị em phụ nữ luôn "bảo hộ" kín mít từ đầu đến chân mỗi khi ra đường. Bộ cánh xinh đẹp hay gương mặt trang điểm đều được giấu kỹ sau nhiều lớp áo quần chống nắng.
Áo chống nắng "tông xoẹt tông" với màu xanh của xe buýt.
Một mình em trên con phố đầy nắng....
Che ô thôi chưa đủ!
Dù đi xe ô tô cũng phải chống nắng từ A-Z.
Chỉ có thanh niên "trẻ trâu" mới dám "tay không ra đường"!!!
Không chỉ chị em phụ nữ “biến hình” thành ninja mà ngay cả cánh mày râu cũng buộc phải “kín mít từ đầu đến chân”, chỉ ở hở mỗi hai con mắt vì không thể chịu đựng được cái nắng nóng rát mặt.
Ninja siêu nhân là đây???
Đừng tưởng chỉ có chị em mới kín mít, nam giới cũng mặc áo bông để chống nắng đấy!!
Mặc đồ chống nắng vẫn là cách làm dịu bớt sự đau rát vì ánh nắng xói vào da thịt. Những bộ quần áo đủ màu sắc, hình dáng đã được “trưng” ra để chống chọi lại với cái nắng như thiêu như đốt trong ngày hè.
Bóng cây râm mát trở thành nơi dừng đèn đỏ lý tưởng.
Nắng nóng, tất cả phụ kiện có thể che chắn được làn da như khẩu trang, áo chống nắng, váy chống nắng, quần chống nắng, bao tay, tất, kính râm,...đều được tận dụng.
Đi xe đạp cũng phải đội mũ bảo hiểm, vừa an toàn, vừa mát cái đầu!
Vất vả nhất là những người dân mưu sinh dưới nắng nóng.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai khẳng định với điều kiện nắng nóng cao điểm, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt.
Trong đó, nhóm đối tượng nguy cơ sốc nhiệt lớn nhất là trẻ em do hệ thần kinh phát triển chưa đầy đủ và người già trên 65 tuổi hệ thần kinh bị thoái hóa.
Người mắc một số bệnh mạn tính về tim hoặc bệnh phổi, béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Ngoài ra, những người thường xuyên phải di chuyển, làm việc dưới ánh nắng mặt trời rất dễ bị sốc nhiệt.
Nghỉ chân dưới bóng râm cũng không thể xua tan cái nóng.
"Nếu phát hiện nạn nhân xuất hiện triệu chứng của sốc nhiệt, bạn cần gọi ngay dịch vụ cấp cứu 115. Bởi điều trị tại nhà là không đủ với sốc nhiệt. Đồng thời, những người khác có thể thực hiện các bước làm mát nạn nhân trong khi đợi dịch vụ cấp cứu tới", Bác sĩ Lương Quốc Chính nhấn mạnh.
Làm mát bằng cách đưa nạn nhân vào nơi râm mát, cho họ uống nhiều nước để bù lại điện giải đã mất và phun nước mát lên người nạn nhân.
Người dân có thể dự phòng sốc nhiệt bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng. Cần uống nhiều nước bởi việc làm này sẽ giúp bạn cân bằng điện giải và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
Tốt nhất, vào những ngày nắng nóng, đặc biệt là trong khung giờ nắng nóng cao điểm, nếu không có việc gì quá cần thiết, người dân nên hạn chế đi ra ngoài trời để phòng tránh mối nguy sốc nhiệt.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất