"Hào Anh mới chỉ được cưu mang thân phận, chưa được cưu mang nhân cách”

Thủy Nguyên 2014-09-05 08:40
- (Em đẹp) - "Nếu như năm 2010, dư luận xă hội có thể bằng luật pháp, bằng vật chất đưa Hào Anh ra khỏi “ao tù nước đọng” thì câu chuyện của hiện tại không phải trao tiền mà cần trao nhân cách cho Hào Anh"
>>>Hành trình từ cậu bé bị hành hạ như thời Trung Cổ đến đứa con vô lễ

Nhắc tới Nguyễn Hoàng Anh (thường gọi là Hào Anh) ở Cà Mau, mọi người không quên hình ảnh cậu bé bị vợ chồng chủ đầm tôm ở ấp Phú Hiệp, xă Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau đánh đập một cách tàn nhẫn, dă man, hành hạ như thời Trung Cổ. Nhưng những ngày này, khi nhắc tới Hào Anh, một thanh niên đă đủ 18 tuổi, truyền thông cũng như dư luận xă hội thường nhắc tới một “đứa con vô lễ” khi đuổi mẹ ruột ra khỏi nhà.

Câu chuyện của Hào Anh đă tạo ra luồng dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người bức xúc, nhưng cũng nhiều người cảm thông với một Hào Anh ngày hôm nay là "sản phẩm" của những trận đ̣òn roi mà in hẳn trên cơ thể là vô số vết sẹo chằng chịt.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Emdep.vn, PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, Hào Anh của ngày hôm nay vừa đáng thương vừa đáng trách. Và đó là sản phẩm của sự không đồng bộ nh́ìn từ góc độ từ thiện xă hội của chúng ta hiện nay.


PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng: "Hào Anh từng phải chứng kiến những bản tính “lang sói”, giờ đây bản tính ấy vẫn có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào khi mà nó chưa được tẩy sạch"


“Nếu sự thật đúng như các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua đưa tin th́ì hành vi đuổi mẹ ruột ra đường của Hào Anh là rất đáng lên án”,
PGS. TS Lê Quý Đức cho hay.

Như dân gian vẫn nói “sóng trước vỗ đâu, sóng sau xô đó”. Nhưng câu hỏi đặt ra là, Hào Anh được xă hội quan tâm về vật chất nhưng có được xă hội quan tâm về phương diện giáo dục nhân cách không?

“Bị đánh đập như thời Trung Cổ, khi đó, Hào Anh là một đứa trẻ đáng thương. Các nhà thiện nguyện cho Hào Anh tiền để giúp em vượt qua chính những nỗi sợ hăi của bản thân cũng như có điều kiện sống tốt hơn. Nhưng họ lại không chỉ cho đứa trẻ khi đó mới 14 tuổi lúc đó biết, đồng tiền từ đâu tới và có ý nghĩa như thế nào. Điều ấy có thể làm cho Hào Anh nghĩ ḿnh là chủ nhân của những đồng tiền đó nên càng đối xử “vô lễ” với bố mẹ”, PGS. TS Lê Quý Đức nói.

Dư chấn từ vụ đánh đập khiến Hào Anh hung hãn?


Và theo phân tích của PGS Lê Quý Đức, việc Hào Anh bị đánh đập như thời Trung Cổ cũng để lại “dư chấn” trong cuộc sống của em. “Từ năm 14 tuổi cho tới 18 tuổi, 4 năm chưa phải là thời gian dài và đủ để có thể tạo những sự chuyển biến trong tâm lý của một đứa trẻ đă từng bị đánh đập dă man. Hào Anh từng phải chứng kiến những bản tính “lang sói”, giờ đây bản tính ấy vẫn có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào khi mà nó chưa được tẩy sạch. Thời gian dù có nhưng không nhận được sự giáo dục tới nơi tới chốn với một phương pháp giáo dục khoa học về tâm lý thì chưa chắc đă tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ theo chiều hướng tích cực”, PGS. TS Đức phân tích thêm. Mặt khác, việc xã hội ủng hộ tiền mới chỉ là trao "con cá" chứ "cần câu" thực sự để lo cho cuộc đời vẫn còn đó lắm gian nan với Hào Anh, PGS Đức cũng nhấn mạnh: “Xă hội cưu mang Hào Anh nhưng mới chỉ cưu mang về mặt thân phận mà chưa cưu mang về mặt nhân cách”.

Nhắc tới mối quan hệ của các thành viên trong gia đ́nh Hào Anh, PGS Đức cho rằng, nếu như Hào Anh đối đăi với cha mẹ không tốt đó là hành vi đáng lên án. Cho dù, người mẹ đó trước đây có lỗi với ḿnh nhưng con người sống phải biết tha thứ, biết cảm thông cho mẹ. Ngược lại, đấng sinh thành cũng phải thông cảm với con.

“Trong những nguyên nhân này, người mẹ cũng không nên đổ hết mọi tội lỗi thuộc về riêng Hào Anh mà hăy nghĩ rằng,, câu chuyện xảy ra như ngày hôm nay là có cả sự "đóng góp" của bản thân mình. Có như thế mới không dẫn tới xung đột xă hội cũng như những xung đột thế hệ trong gia đ́nh”, PGS. TS Lê Quý Đức đưa ra quan điểm của mình.

Lần theo câu chuyện của Hào Anh từ năm 2010, PGS. TS Đức không nghĩ sự giúp đỡ của mọi người là “trao nhầm chỗ”. “Lúc đó các tổ chức xă hội, các tấm lòng thiện nguyện đă đặt tình thương đúng chỗ. Nhưng điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, chúng ta mới chỉ trao cho Hào Anh tiền mà chưa trao cho Hào Anh trình độ, sự phát triển nhân cách. Hay nói cách khác là chúng ta chưa giáo dục những hiện tượng như thế này một cách đúng mực. Tình thương đó phải biến thành hành động qua việc giáo dục, cảm hóa để Hào Anh biết ứng xử lại đúng mực với sự cưu mang của xă hội đă dành cho mình. Đă ai làm được việc đó hay chưa?”, PGS. TS Lê Quý Đức đặt ra câu hỏi.

Hào Anh đáng thương hay đáng trách?

Trước nhiều thông tin của dư luận, Hào Anh đáng thương hay đáng trách cũng khiến không ít người suy nghĩ. Còn theo PGS. TS Lê Quý Đức cho rằng: “Ở tuổi trưởng thành rồi mà có hành vi tiêu tiền hoang phí rồi đuổi mẹ ruột ra đường là đáng trách. Lẽ ra ở tuổi ấy, Hào Anh phải ý thức được việc đối xử với bố mẹ như thế nào để báo hiếu. Nhưng về phương diện nào đó, Hào Anh vẫn đáng thương. Hoàn cảnh đă tạo nên một Hào Anh của ngày hôm nay. Thêm vào đó là sự cưu mang không đồng bộ của cộng đồng đă tạo ra nhân cách ấy. Đáng thương là ở chỗ đó”.

Từ những phân tích đó và qua câu chuyện được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong suốt thời gian dài, con đường để giúp Hào Anh trở thành người như xă hội mong muốn đó là, có tổ chức thiện nguyện hay cá nhân nào đó tới trao cho Hào Anh tinh thần. Nếu như năm 2010, dư luận xă hội có thể bằng luật pháp, bằng vật chất đưa Hào Anh ra khỏi “ao tù nước đọng”, nơi em bị ngược đãi thì câu chuyện của hiện tại không phải trao tiền mà là trao nhân cách cho Hào Anh.

“Đây là việc làm khó hơn. Nhưng mỗi chúng ta cũng nên có cái nhìn bao dung hơn với câu chuyện này. Cái ngưỡng ở tuổi 18 là ngưỡng tuổi rất dễ bị kích thích về mặt tâm lý”, PGS. TS Lê Quý Đức nói.

Và ẩn sâu sau câu chuyện “vô lễ” của Hào Anh vẫn là những mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình Hào Anh. Dù đáng thương hay đáng trách, nhưng nếu vi phạm pháp luật cũng cần có sự răn đe để làm gương cho những người con có hành vi không đúng với đấng sinh thành.

Ở một góc nhìn khác nhà báo Hoàng Hường (Hà Nội) đã chia sẻ trên trang cá nhân về câu chuyện Hào Anh vô lễ với mẹ ruột. Với quan điểm của nhà báo này, người mẹ đã có trách nhiệm gì trong những lúc con bị hành hạ với vô số vết thương trên cơ thể, chính sự bỏ rơi của gia đình khiến "khoảng trời xanh" trong tâm hồn Hào Anh đã biến mất.

Mỗi cha mẹ là "khoảng trời xanh" của con (tiêu đề do Emdep.vn đặt, chia sẻ thể hiện quan điểm của nhà báo Hoàng Hường)

Chuyện cậu bé Hào Anh, bây giờ là thanh niên Hào Anh là một câu chuyện buồn. Nhớ cách đây mấy năm tôi không dám nhìn ảnh, đọc những bài viết kể tả chi tiết cảnh vợ chồng chủ trại tôm hành hạ cậu bé thế nào. Sau đó, cậu bé được cứu, được các nhà hảo tâm mở lòng… Tưởng cuộc đời sang trang, nhưng đến giờ câu chuyện, theo nghĩa nào đó, không chỉ buồn mà là tệ hại.

Tôi vẫn tin rằng, những đứa trẻ mồ côi chưa hẳn là những người bất hạnh nhất. Cha mẹ không chỉ là người sinh thành ra con người vật chất, cho da cho thịt, mà cha mẹ là một “khoảng trời xanh” trong lành, nơi được lấp đầy tình yêu thương, sự liên kết tinh thần mãnh liệt để tâm hồn đứa con được đủ đầy, để giữ con ở cái thiện, sự liên kết đó không mất đi ngay cả khi cha mẹ không tồn tại trên thế giới này nữa.

Cha tôi đi khi tôi còn không nhớ mặt, nhưng trong mấy chục năm cuộc đời, mỗi khi tôi buồn, cô đơn, gặp khó khăn, hay đơn giản trước khi bước lên một chuyến ô tô, máy bay… tôi vẫn giữ thói quen ngửa mặt lên nhìn trời xanh và tin rằng cha tôi ở nơi kia sẽ che chở. giống cậu bé Harry Porter luôn có sợi dây tâm thức mãnh liệt với cha mẹ. “Khoảng trời xanh” để con người tâm tưởng, hướng về, giữ tâm hồn người ta khỏe mạnh và lương thiện.

Bất hạnh hơn là những đứa trẻ có cha mẹ đang tồn tại trên thế giới này, mà như đã chết. Những bà mẹ trẻ đặt con trước cửa chùa Bồ Đề, ngồi cách một cây cầu qua sông Hồng đọc báo về chuyện buôn bán trẻ, những ông bố bà mẹ chỉ có giá trị sinh học trong cuộc giao hoan… không chỉ sinh ra một đứa trẻ có cuộc sống thiếu thốn, mà họ đã thiêu rụi “khoảng trời xanh” trong những tâm hồn kia. Làm sao một đứa trẻ lớn lên an lành lương thiện khi dưới chân, trước mặt, trên trời cao… chỉ màu xám xịt?.

Nhìn bà mẹ Hào Anh lên báo kể lể, tôi tự hỏi chị ta ở đâu trong những ngày con bị dội nước sôi, dí bàn là, da thịt bị kẹp bằng kìm… Đừng đổ cho cái nghèo, vì người nghèo vẫn đi được cả nghìn cây đến thăm con, những vết sẹo trên người con không đến trong một ngày, mà kéo dài vài năm, phủ kín tuổi thơ con người.

“Khoảng trời xanh” của cậu bé đó méo mó, gồ ghề, đau hận như thân hình đầy sẹo của cậu. Một tâm hồn như vậy, thất học, thất nghiệp… Thật khó nói điều gì!

Khi một đứa trẻ bị vứt bỏ, một “khoảng trời xanh” bị bôi đen, thì mầm mống bất hạnh đã hình thành rồi!



Thủy Nguyên
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Các anh đã biết về 'quy tắc con số 4' chưa?