Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình 3 thế hệ ở Hà Nội

Thu Hà 2018-02-14 17:00
- Đại gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh (Q. Hà Đông, Hà Nội) tổ chức gói bánh chưng vào ngày 28 Tết. Nhiều năm nay, gia đình ông Thịnh luôn tổ chức ăn Tết chung như vậy với mong muốn cả nhà có một cái Tết đầm ấm, sum vầy.

PV Em Đẹp tới thăm gia đình bà Đỗ Thị Phùng (Q. Hà Đông, Hà Nội) vào buổi chiều 29 Tết. Nhà ông Thịnh có tất cả ba người con, hai trai, một con gái. Cả ba người đều có gia đình, con cái đề huề và đã có nhà riêng.

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Bà Đỗ Thị Phùng chủ trương "kéo con cháu về nhà ăn Tết" để cả nhà sum họp. 

Đã thành thông lệ, cứ dịp Tết cổ truyền đến là cả đại gia đình nhà bà Phùng lại cùng quây quần ăn Tết. Vì nhà cửa rộng rãi, thuận tiện cho việc tổ chức ăn uống nên năm nào bà cũng tổ chức gói bánh chưng tại nhà mình để các con tụ về đây sum họp mỗi dịp Tết cổ truyền.

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Bà Phùng tự tay chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh chưng để các con về ăn Tết. 

Để lấy nguyên liệu gói bánh chưng cho bốn gia đình cùng ăn Tết, bà đã đặt 6kg gạo nếp ngon, 100 lá dong đẹp. 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

“Nhà đông con nên việc chuẩn bị gói bánh không hề mệt. Người rửa lá dong, người làm đậu, người làm gạo nếp, người mua thịt. Con dâu bán hàng có đầy đủ gạo nếp, đậu xanh ngon. Thịt ba chỉ mua của người cháu trong họ. Mỗi người một tay, rất nhanh gọn”, bà Đỗ Thị Phùng, vợ ông Thịnh hồ hởi chia sẻ.

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Với sự chuẩn bị đó, bà sẽ gói được khoảng 20 chiếc bánh chưng, chia ra mỗi nhà được khoảng 5 chiếc bánh. 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Đậu xanh đồ nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Mỗi nắm sẽ đủ để gói một chiếc bánh chưng. 

Gia đình ông coi gói bánh chưng là một nét văn hóa không thể thiếu được trong dịp Tết và ngày gói bánh, luộc bánh chưng như một ngày vui nhất trong cái Tết. 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Em Việt Anh, 15 tuổi, cháu nội của bà Phùng rửa xoong để bà chuẩn bị luộc bánh. 

Lúc gói bánh cũng là thời điểm bố mẹ truyền dạy lại kinh nghiệm cho con cháu gói sao cho bánh thật vuông vức, đẹp mắt. 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Trong ký ức của chị Trang (con dâu của hai ông bà) thời xưa chị cũng chỉ mong đến Tết để được bố mẹ gói cho chiếc bánh chưng nhỏ xinh, rồi treo tòong teng ở hai đầu đòn gánh, gánh đi khắp nhà. 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Tuy nhiên, giờ việc ăn uống ngày Tết đã trở nên bão hòa. Thậm chí mọi người còn sợ béo, sợ ăn đồ ngấy, bệnh tật tim mạch, tiểu đường tái phát nên ăn uống ngày Tết cũng phải có chừng mực. Trẻ con cũng không thèm đồ ăn như thời xưa nữa. Nhưng nhà chị vẫn giữ tập tục gói bánh chưng vì nhiều lý do.

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Hai anh em Việt Anh, Lâm tò mò hỏi nhau "Làm thế nào để biết gói bánh chưng?"

“Tôi nghĩ dù sung túc, đầy đủ đến đâu thì cả nhà cùng quây quần gói bánh chưng vẫn là văn hóa không thể thiếu của ngày Tết. Chính điều này làm nên không khí ngày Tết cổ truyền chứ không phải là ăn món gì cho ngon, cho sang. Từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ai cũng háo hức mong đến ngày gói bánh chưng. Người lớn tất bật gói bánh, bọn trẻ hồi hộp ngồi xem. Có lẽ người thích Tết nhất là…bọn trẻ con trong nhà”, chị Trang hóm hỉnh kể.

Là con dâu cả trong nhà, chị Trang đã về quê ở Tuyên Quang để bắt 5 con gà, mua thịt bò để cả nhà có thịt ngon ăn Tết. Mặc dù nhà chồng có nuôi sẵn gà nhưng chị Trang vẫn về quê "tha" đồ về Hà Nội ăn Tết bởi chị cho rằng "ăn Tết là phải ngon". 

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Đàn gà bà Phùng nuôi để ăn Tết. 

Ngày 29 Tết, chị Trang vẫn tất bật với công việc bán gạo ngoài chợ. Vốn hay lam hay làm, mỗi ngày chị Trang tranh thủ dọn nhà một chút. Để chiều 30 Tết đi chợ về, chị cùng bố mẹ chồng nấu cơm Tất niên sum họp cả gia đình.

Còn chị Phương, con gái của bà Phùng thì sau khi xong Tết nhà chồng, chị sẽ về nhà ngoại ăn Tết. Chị khẳng định “Cứ thích gói bánh chưng cho có không khí Tết. Chủ yếu thích cái sự chuẩn bị gói bánh, chứ ăn uống thì giờ không còn thiếu thốn nữa”.

Năm nào cũng vậy, cứ sáng mùng 1 Tết là cả gia đình bà Phùng và các con lại quây quần bên nhau ăn bữa cơm đầu năm mới. Con cháu mừng tuổi ông bà, chúc ông bà luôn mạnh khỏe để sang năm lại đón Tết cùng các con.

Cận cảnh cái Tết đầm ấm của gia đình ba thế hệ ở Hà Nội

Đến khoảng 10h sáng mùng 1 Tết, mấy chục con cháu trong họ sẽ kéo đến nhà ông Thịnh chúc Tết. Căn nhà bỗng trở nên rôm rả, vui vẻ như có hội.

Với ông bà Phùng Thịnh, đây là giây phút sum họp vui nhất ông bà luôn mong đợi trong năm. Sau đó, bà cùng các con lại có những chuyến đi lễ đầu năm để năm mới luôn thuận lợi, suôn sẻ. 

Bài và ảnh: Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hồng Đăng và Thanh Hương nói gì khi được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19?