6 KHÔNG khi ĐI LỄ CHÙA ngày rằm tháng Giêng, người Việt nào cũng NÊN CHECK

2017-02-08 06:40
- “Tháng Giêng là tháng chùa chiền”, nhất là trong ngày rằm tháng Giêng thì hầu như gia đình nào cũng đến chùa lễ Phật cầu mong 1 năm may mắn, an lành. Nhưng đi lễ ngày này, bạn nên bỏ túi 6 không sau.

Không sắm lễ mặn khi đi lễ chùa 

Nhiều gia đình Việt quan niệm, đi lễ chùa thì sắm lễ, mang theo thật nhiều lễ vật, nhất là lễ mặn mới tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, điều này không đúng.

Thực tế, theo tục lệ xưa, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, hầu hết các gia đình Việt sau lễ cúng Phật và gia tiên tại nhà thường đến các chùa gần nhất để cầu mong sức khoẻ, bình an và thành đạt.

Lễ vật sắm đi chùa cũng không cầu kỳ, chủ yếu là thành tâm kính lễ. Chẳng hạn như hương hoa, trầu cau, hoa quả, xôi chè. Nói chung không cần thiết phải sắm sửa lễ mặn khi đi lễ chùa. Bởi vì nhiều khu vực trong chùa, lễ mặn còn không được đặt, nhất là ở khu vực Phật điện (chính điện), chỉ được đặt lễ chay.

Theo đó, lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận đặt ở các khu vực thờ tự khác trong chùa như nơi thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu hay điện thờ khác.

Không mang tiền vàng mã, tiền thật dâng cúng tại chùa

Có rất nhiều người Việt vẫn quan niệm trần sao âm vậy nên khi đến chùa kính lễ vẫn mang theo rất nhiều vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tuy nhiên điều này cũng không đúng.

6 KHÔNG khi ĐI LỄ CHÙA ngày rằm tháng Giêng, người Việt nào cũng NÊN CHECK

Thực tế, các gia đình không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ. Nếu có mang theo cũng chỉ dâng lên Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Bên cạnh đó, các gia đình cũng tuyệt đối không nên đặt tiền thật ở các hương án chính của điện. Ngược lại nếu có tâm, bạn có thể công đức cho chùa hoặc bỏ vào hòm công đức của chùa.

Không mang hoa giả, hoa linh tinh đi lễ chùa

Để có cành lộc mang về, nhiều người Việt cũng thường mua hoặc mang những cành hoa giả đi lễ chùa. Hoặc có nhiều người lại không cầu kỳ mua các loại hoa dại, hoa tạp đi lễ chùa. Nhưng điều này cũng nên bỏ ngay lập tức.

Các gia đình chỉ nên chọn hoa tươi lễ Phật như các loại hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc, hoa hồng…

Không cầu nguyện công danh, tài lộc ở chùa

Hiện nay nhiều người có suy nghĩ khá lệch lạc rằng, khi đi chùa, càng đi nhiều chùa để lễ lạt, cầu nguyện càng tốt. Hoặc đến chùa thì phải lễ thật nhiều để Phật phù hộ nhiều. Thậm chí nhiều người còn cầu Phật phù hộ đường công danh, tài lộc.

Song đây cũng là suy nghĩ lệch lạc nên từ bỏ. Bởi vì theo quan niệm trong tôn giáo Việt, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho mọi nhà chứ không phù hộ những điều khác. Do đó, nếu muốn cầu xin may mắn, công danh, bạn nên vào các đình đền, miếu mạo sẽ phù hợp hơn.

Không ăn mặc hở hang

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, đi lễ chùa cũng là thời điểm tranh thủ đi vãn cảnh chùa, đi chơi. Thế nên nhiều người trẻ đi chùa ăn mặc rất phản cảm như mặc áo ngắn tay, áo sát nách. Nhiều người còn chẳng ý tứ mặc quần short, váy ngắn đi lễ chùa.

Thực tế khi đi lễ chùa, bạn nên mặc quần áo dài kín đáo. Với những Phật tử nên phải mặc áo lễ. Hơn nữa, nên đi nhẹ, nói khẽ, thưa gửi với nhà sư thì chắp tay hình búp sen.

rằm tháng giêng

Không đặt lễ lộn xộn, không theo thứ tự ở chùa

Nhiều gia đình đi chùa nhưng có thể lại chưa chú ý đến việc đặt lễ mà đặt tùm lum ở các ban bệ, không theo thứ tự nào.

Thực tế, mọi người khi đi chùa cần phải đặt lễ và hành lễ theo thứ tự trước sau. Trước hết, nên đặt lễ và thắp hương ở ban thờ Đức Ông. Sau đó mới đặt lễ lên hương án của chính điện. Tiếp đó mới đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ. Cuối cùng mới đến lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Bên cạnh đó, sau khi hạ lễ ra về các gia đình nên đến phòng tiếp khách của mỗi chùa thăm hỏi các vị sư trụ trì và có thể công đức cho chùa thời điểm này.

Minh Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 con giáp nam nổi tiếng yêu vợ, chiều con, ai cưới được thì cả đời hưởng phúc lộc