5 lưu ý khi viết CV xin việc trái ngành

2019-12-28 08:00
- Bạn mong muốn ứng tuyển vào ngành nhân sự trong khi đã đi làm kế toán - kiểm toán từ khi ra trường và chưa hề có kinh nghiệm liên quan? Bạn muốn nhảy ngành nhưng cảm thấy bản thân “lép vế” hoàn toàn so với những ứng viên với các bộ CV xin việc dày dặn kinh nghiệm? Bạn lo rằng cơ hội của mình dường như bằng không khi tiêu chí kinh nghiệm cũng là một gạch đầu dòng trong mô tả công việc của nhà tuyển dụng? Hãy bình tĩnh vì bạn không phải người duy nhất! Bài viết này sẽ cho bạn chiến thuật chinh phục nhà tuyển dụng khi bản thân rất ít kinh nghiệm liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển.

Đọc kỹ mô tả và hiểu rõ yêu cầu công việc

Một bước hiển nhiên phải làm nhưng dường như khá nhiều người tìm việc lại bỏ qua. Trước khi đặt tay viết CV, bạn cần hiểu rõ công việc đang ứng tuyển và nhà tuyển dụng yêu cầu là gì. Một mô tả công việc thường có 2 phần: nhiệm vụ bạn cần làm và kỹ năng họ đang tìm kiếm. Hãy suy nghĩ đối với mỗi mô tả đó thì nhà tuyển dụng đang đòi hỏi gì ở ứng viên và xác định bạn có trải nghiệm nào phù hợp với yêu cầu của họ.

Sử dụng “bình cũ rượu mới”

Tiếp theo, hãy xem lại những công việc bạn đã có ở quá khứ, những kĩ năng mà bạn đã sử dụng trong quá trình làm việc. Hãy thử trả lời các câu hỏi “Trong công việc bạn đã làm gì cụ thể?”, “Có thành tựu gì nổi bật không?”, “Bạn đúc rút được kinh nghiệm gì từ công việc đó?”, “Bạn có thể áp dụng những kỹ năng đó vào công việc mới như thế nào?”. Hãy đối chiếu những kỹ năng bạn có ở công việc cũ và trình bày cách bạn có thể áp dụng chúng vào công việc ứng tuyển.

Chỉ đưa vào CV những thông tin liên quan và nổi bật

Một sai lầm thường thấy khi viết CV xin việc đó là đưa tất tần tật những kinh nghiệm đã làm vào. Lỗi này dễ gây lan man, nhà tuyển dụng sẽ khó mà nhìn ra được điều gì ở CV này khiến bạn nổi bật so với những ứng viên còn nhiều kinh nghiệm liên quan hơn bạn. Hãy tỉnh táo chọn lọc những kỹ năng liên quan và có giá trị đối với công việc bạn đang ứng tuyển để viết vào CV. Và làm thế nào để biết thông tin nào cần thiết và thông tin nào không, hãy đọc lại lưu ý số 1 nhé!.

5 lưu ý khi viết CV xin việc trái ngành

Tập trung vào hiệu quả công việc

Thay vì chỉ liệt kê bạn đã làm gì, hãy tập trung vào những từng đầu việc nhỏ và kết quả của chúng. Nhấn mạnh kết quả công việc bằng các con số, từ ngữ gây ấn tượng về thành tích của bạn. Ví dụ, thay vì “Thực hiện chiến dịch quảng cáo”, hãy nói “Nâng cao doanh thu”, kèm theo con số cụ thể và giá trị của nó đối với tổ chức. Nếu bạn quản lý một fanpage, hãy cho nhà tuyển dụng một con số cụ thể về lượt thích, lượt tương tác… Bên cạnh tính ấn tượng, số liệu cũng giúp tăng độ tin cậy của nhà tuyển dụng đối với những thông tin được ghi trong CV xin việc. Tóm lại, bạn hãy nghĩ đến những đóng góp cụ thể của bạn, thay vì nói chung chung những hoạt động đã thực hiện.

Thay đổi cấu trúc CV cho phù hợp và sáng tạo

Để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm liên quan, hãy đầu tư sự sáng tạo vào cách trình bày CV. Các bạn có thể sáng tạo bằng cách sắp xếp lại các đề mục, hoặc tạo ra những mục mới lạ hơn CV của những ứng viên khác. Ví dụ, bạn có thể thay “Kinh nghiệm làm việc” bằng “Kinh nghiệm liên quan” hay thay vì để mục “Kỹ năng” ở cuối, bạn có thể đưa lên đầu để nhấn mạnh.

Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề thì việc viết một chiếc CV ấn tượng chắc chắn không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng cơ hội cho bản thân, bắt buộc bạn phải đầu tư thời gian và công sức để CV của bạn có liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển hơn. Một bản CV xin việc được thiết kế phù hợp, thông tin hợp lý, nổi bật sẽ phần nào bù đắp được những thiếu sót về kinh nghiệm và giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Phương Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 nốt ruồi thường xuất hiện trên gương mặt người phụ nữ đào hoa, dễ làm người khác phái mê mệt