Mẹ bầu ốm nghén nặng đề phòng ảo giác thính giác, thậm chí sảy thai

Ngọc Huyền 2022-07-17 11:30
- Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu sẽ bị ốm nghén thậm chí ốm nghén nặng, nên đi khám kịp thời để tránh những biến chứng thai kỳ có thể như gây sảy thai.

Một bà mẹ mang thai ở Chu Hải (Trung Quốc) đã gặp phải chứng ảo giác thính giác và thị giác vì bị ốm nghén nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Gia đình đã nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện. Mẹ bầu được các bác sĩ chuẩn đoán có thể mắc các biến chứng như cường giáp khi mang thai, nhiễm độc và mất nước, nhiễm toan ceton. Rất may là mẹ bầu đã được kịp thời cứu chữa, nếu không hậu quả sẽ rất tai hại.

Mẹ bầu ốm nghén nặng, hãy cảnh giác với những triệu chứng này, đề phòng ảo giác thính giác, thậm chí sảy thai

Ảo giác thính giác là một trong những loại ảo giác phổ biến nhất. Bạn có thể nghe thấy ai đó đang nói với bạn hay nghe thấy âm thanh như tiếng động. Ảo giác thị giác là không nhìn thấy những thứ không hiện diện như con người, đồ vật, hình khối hoặc ánh sáng. Người nhà không nên để mẹ bầu một mình để tránh gây ra những hành động hoặc hành vi nguy hiểm.

Mẹ bầu ốm nghén nặng, hãy cảnh giác với những triệu chứng này, đề phòng ảo giác thính giác, thậm chí sảy thai

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn khi mang thai

Thông thường người ta cho rằng nguyên nhân khiến mẹ bầu buồn nôn khi mang thai là do nồng độ HCG trong cơ thể tăng lên. Đồng thời, nồng độ hormone trong cơ thể tăng lên cũng ảnh hưởng đến chức năng bình thường của hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, trào ngược axit,… từ đó gây ra cảm giác buồn nôn và nôn cho mẹ bầu.

Mẹ bầu ốm nghén nặng, hãy cảnh giác với những triệu chứng này, đề phòng ảo giác thính giác, thậm chí sảy thai

Ngoài những nguyên nhân ốm nghén phổ biến trên, mẹ bầu căng thẳng khi mang thai cũng có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Mẹ bầu sinh nhiều lần, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ liên tục tăng cao, đồng thời gây ra tình trạng ốm nghén nặng. Đồng thời, các bệnh thai nghén thường gặp như suy giáp hoặc cường giáp, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và các bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai.

Khi bị ốm nghén nặng, đặc biệt là bị nôn mửa liên tục cả ngày, không ăn được; mệt mỏi, lú lẫn, tim đập nhanh; ốm nghén nặng cho đến tháng thứ tư của thai kỳ; nôn mửa kèm theo đau bụng, đau đầu và các triệu chứng khác thì mẹ bầu hãy đi khám kịp thời.

Cách giảm nôn mửa khi mang thai

Mẹ bầu cần bổ sung lượng vitamin một cách thích hợp. Chẳng hạn như vitamin B có thể đóng một vai trò trong việc làm giảm các phản ứng của thai kỳ. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu nên ăn ít, ăn nhiều bữa và ăn thường xuyên hơn để tránh ăn quá no, từ đó có thể giảm ốm nghén một cách hợp lý. Mẹ bầu nên ăn nhẹ, cố gắng tránh ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

Mẹ bầu cần chú ý khám sức khỏe định kỳ khi mang thai. Trong giai đoạn ốm nghén nếu bạn cảm thấy không khỏe hãy đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe của bản thân và bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng.

Ngọc Huyền – Theo sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sau Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng bị hỏi: 'Đã ra miền Trung viện trợ chưa?'