Dinh dưỡng trước khi mang thai: 5 loại thực phẩm phụ nữ nên ít dùng
Tin liên quan
Dinh dưỡng trước khi mang thai: 5 loại thực phẩm bạn cần giảm bớt để “bầu bí” khỏe mạnh
Thức ăn tươi sống
Dinh dưỡng trước khi mang thai có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé trong cả thai kỳ, thậm chí là nuôi con bằng sữa mẹ. Chế độ ăn uống đa dạng nhưng đảm bảo cân bằng dưỡng chất giúp mẹ ít bệnh tật hơn.
Đầu tiên là nhóm thực phẩm tươi sống, điển hình như các món gỏi, tái, thậm chí là trứng lòng đào… Bạn nên hạn chế tối đa tiêu thụ vì dễ nhiễm ký sinh trùng, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, thịt động vật và hải sản trong quá trình bảo quản, gia công, vận chuyển đều có thể nhiễm không ít vi sinh vật có hại. Nếu các món chế biến từ nguồn thực phẩm này không được nấu chín hoàn toàn, vi khuẩn có thể xâm nhập gây bệnh.
Thức ăn tẩm ướp
Chuẩn bị mang thai cần làm tốt rất nhiều khía cạnh để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chế độ ăn uống là một trong những tiền đề quan trọng mà bạn nên chú ý. Thực phẩm qua tẩm ướp (ướp muối, ướp chua) đem lại khẩu vị ngon hơn nên khá được ưa thích, tuy nhiên mẹ nên hạn chế dùng.
Cá mặn, lạp xưởng, nem chua, cải chua, dưa chua… trong quá trình tẩm ướp có thể chứa vật chất độc hại như Nitrit, Benzopyrene. Trong đó, Nitrirt còn có thể chuyển hóa thành Nitrosamine, là chất gây ung thư mạnh.
Bên cạnh đó, thực phẩm muối - chua thông thường cũng chứa hàm lượng Natri khá cao, dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ bất lợi cho tim, mạch máu, tăng nguy cơ cao huyết áp khi mang thai.
Thức ăn đóng hộp
Để đảm bảo nền tảng dinh dưỡng trước khi mang thai, khuyến cáo mẹ cũng nên hạn chế dùng các sản phẩm đóng hộp. Điển hình như trái cây, rau củ đóng hộp, thịt hộp, cá hộp… Tuy hàm lượng Protein và khoáng chất ít bị mất đi nhưng quá trình gia công cũng thêm không ít chất phụ gia.
Ngoài ra, chế biến qua nhiệt cũng làm mất đi thành phần vitamin C và vitamin B trong thực phẩm. Chuyên gia sức khỏe khuyến khích phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi để an toàn hơn.
Cà phê
Cà phê uống đúng cách có thể giúp tinh thần tỉnh táo, tăng hiệu quả làm việc nhưng phụ nữ nếu có kế hoạch sinh con thì nên hạn chế. Trong cà phê có chứa một loại Ancaloit, có thể làm thay đổi tỷ lệ Estrogen và Progestogens, gây ức chế quá trình thụ tinh.
Trà
Bạn có thể giữ thói quen uống trà nhưng chú ý nên pha loãng hơn bình thường và không nhai lá trà trực tiếp. Chất Tanin trong lá trà có ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu sắt. Cơ thể thiếu sắt dễ gây nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi, dễ gây thiếu máu, sảy thai, thai nhi chậm phát triển…
Ghi nhớ 3 nguyên tắc ăn uống trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
An toàn thực phẩm, đúng liều lượng và thích hợp với trạng thái sức khỏe
Trước khi chuẩn bị có con, cả hai vợ chồng nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh hơn. Tùy theo thể trạng mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, đồng thời chọn nguồn thực phẩm sạch cũng như chế biến đúng cách.
Đa dạng hóa kết cấu ăn uống
Mặc dù cần chú ý lựa chọn thực phẩm lành mạnh nhưng bạn cũng cần ăn uống đa dạng các nhóm dinh dưỡng để đảm bảo nền tảng sức khỏe tốt. Đặc biệt không thể thiếu ngũ cốc, rau củ quả trong mỗi bữa ăn.
Bổ sung nước
Uống đủ nước giúp làm sạch các chất thừa thải của quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch, đề kháng bệnh tật. Bạn có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn khác nhau như nước lọc, nước ép rau quả, các món canh súp…
Hy vọng những gợi ý của bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt dinh dưỡng trước khi mang thai, đảm bảo một thai kỳ nhẹ nhàng và khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Sohu)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất