Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Thiên Khuê 2022-06-27 14:11
- Bà bầu tập yoga có thể mang lại lợi ích nhất định cho cả mẹ và bé. Emdep sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những nguyên tắc yoga an toàn nhé.

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Bà bầu tập yoga là một trong những phương pháp vận động thể chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, thúc đẩy thai nhi phát triển và hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tập yoga khi mang thai cần tuân thủ nguyên tắc để tránh sự cố.

Nếu bạn đã có thói quen tập yoga trước đó, đến khi bầu bí vẫn có thể duy trì nhưng cần đảm bảo tư thế phù hợp. Một số tư thế khó hoặc ảnh hưởng đến vùng bụng đều cần tạm dừng.

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Nếu bạn chưa từng thử bài tập nào hoặc có quá ít kinh nghiệm cho môn thể dục này, tốt nhất hãy theo học lớp yoga trước khi chuẩn bị mang thai. Điều này giúp bạn làm quen nhẹ nhàng và nắm vững kỹ thuật để tập trong thai kỳ.

Lợi ích của yoga đã được đưa ra và khuyến cáo rất nhiều. Đặc biệt đối với mẹ bầu, tập yoga đúng cách có thể giúp xương chậu giãn nở tốt và chắc khỏe hơn, chuẩn bị cho cơ thể bạn thuận lợi khi chuyển dạ.

Ngoài ra, các động tác uyển chuyển, phù hợp với thể trạng bà bầu còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các chứng phù nề, táo bón và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mẹ.

Các tư thế nên tránh khi mẹ bầu tập yoga

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Mặc dù bà bầu hoàn toàn có thể tập yoga nhưng để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi, bạn cần lựa chọn tư thế phù hợp. Những tư thế cần tránh bao gồm:

  • Tư thế xoắn sâu
  • Tư thế gây áp lực lên vùng bụng
  • Tư thế nằm ngửa

Bà bầu tập yoga cần tránh tư thế gây áp lực lên vùng bụng

Các tư thế yoga này có thể tạo ra sự chèn ép lên thai nhi, giảm lưu lượng máu, làm tăng các triệu chứng khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn của thai nhi. Tư thế trong mục này bao gồm:

  • Tư thế Crunches
  • Tư thế con quạ
  • Tư thế xe đạp
  • Tư thế Planks

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Bà bầu tập yoga cần tránh tư thế xoắn

Các bài tập vặn mình không được khuyến khích tập luyện khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu tập yoga không bắt buộc tuân thủ cứng nhắc. Nếu bác sĩ của bạn cho phép và bạn cảm thấy thoải mái thì có thể tập nhẹ nhàng ở tam cá nguyệt thứ ba.

Thay vì xoắn toàn thân, mẹ bầu có thể linh hoạt hơn với các tư thế xoay nhẹ ở lưng trên và mở rộng xương quai xanh của bạn. Tuy vậy, bạn nên tránh tập vặn mình ở tam cá nguyệt đầu tiên để tránh co thắt tử cung.

Bà bầu tập yoga cần tránh tư thế nằm ngửa

Thông thường, nằm ngửa không gây áp lực quá mức lên tĩnh mạch chủ, nhưng bà bầu có thêm trọng lượng từ thai nhi, nhau thai và dịch tử cung. Lượng áp lực này khi bạn nằm ngửa sẽ làm giảm máu cung cấp cho tử cung và não.

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tập tư thế Savasana nhưng có thể nghiêng mình vào tư thế người chăn bò nằm nghiêng, hoặc tư thế nữ thần nằm nghiêng. Thời gian nằm ngửa không nên quá lâu.

Tuy nói cần tránh các tư thế yoga nằm ngửa nhưng không có nghĩa là mẹ bầu không thể nằm ngửa khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tùy tình trạng sức khỏe mỗi người, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình để biết cách nằm cho phù hợp.

Mẹ bầu có thể áp dụng tư thế yoga nào?

Thông thường, các tư thế yoga cân bằng tương đối phù hợp với bà bầu. Nếu bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái thì có thể tiếp tục tập luyện với cường độ ít hơn khi mang thai. Nhưng chú ý không nên thực hiện tư thế có nguy cơ ngã.

Bà bầu tập yoga có an toàn không?

Bạn có thể chọn vị trí tập yoga an toàn hơn, ví dụ gần tương hoặc có thanh đỡ để phòng ngừa lúc trượt chân có chỗ để tựa vào. Ngoài ra, các đạo cụ dạng khối cũng là biện pháp phòng ngừa nguy cơ cho mẹ.

Hy vọn bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp bà bầu tập yoga an toàn và khỏe khoắn hơn, đảm bảo một thai kỳ nhẹ nhàng và bé cưng phát triển tốt.

Thiên Khuê (Theo Family)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập giảm mỡ, tăng cơ đơn giản tại nhà (Phần 2)