Trạm di động 5G bay sử dụng năng lượng mặt trời, phủ sóng Internet rộng hơn trong tương lai

Khánh Chi 2024-01-24 11:13
- Nhờ có trạm di động bay 5G, nhiều người sẽ được sử dụng 5G giá rẻ hơn trong tương lai.

Ngành công nghiệp viễn thông của Nhật Bản đặt kỳ vọng vào việc tái thiết vị thế toàn cầu thông qua triển khai trạm gốc bay vào năm 2025. Công nghệ được gọi là HAPS (High Altitude Platform Station) hay trạm hạ tầng cao không, đặt mục tiêu cung cấp độ phủ sóng rộng lớn hơn bằng cách sử dụng phương tiện bay không người lái ở tầng bình lưu, theo báo cáo của Interesting Engineering vào ngày 1/1.

Trạm di động 5G bay sử dụng năng lượng mặt trời, phủ sóng Internet rộng hơn trong tương lai

Trong bối cảnh các quốc gia đang đua nhau triển khai công nghệ 5G, đây được xem là một cơ hội để cung cấp kết nối không dây nhanh nhất cho người dùng trên toàn cầu. Theo thống kê của Statista, trên thế giới có hơn 5 tỷ người sử dụng Internet.

Mặc dù vậy, ở châu Phi, dịch vụ Internet vẫn chưa phổ biến, chỉ có 24% dân số có thể truy cập mạng. Việc triển khai trạm gốc ở những khu vực hẻo lánh gặp khó khăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến độ phủ sóng thấp. Theo địa hình, một trạm gốc trên mặt đất có phạm vi phủ sóng từ 3 - 10 km và cần phải có một lượng lớn trạm để đảm bảo dịch vụ Internet trên quy mô lớn.

Các công ty viễn thông Nhật Bản, như NTT, nhìn nhận HAPS như một giải pháp thế hệ mới giúp giải quyết vấn đề này và mở rộng độ phủ sóng. Tương tự như mạng Starlink của SpaceX cung cấp Internet từ không gian, HAPS có thể cung cấp dịch vụ di động thông qua drone năng lượng mặt trời bay ở độ cao từ 18 - 25 km, với độ phủ sóng của mỗi module dự kiến là khoảng 200 km.

Trạm di động 5G bay sử dụng năng lượng mặt trời, phủ sóng Internet rộng hơn trong tương lai

Các công ty ở Nhật Bản đang lên kế hoạch cung cấp phương tiện trên không, thiết bị viễn thông, và gói quản lý vận hành để hỗ trợ triển khai dự án HAPS. Tại một Hội thảo về thông tin vô tuyến thế giới diễn ra ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất vào tháng 11 - 12/2023, Nhật Bản đề xuất sử dụng 4 dải tần số như tiêu chuẩn quốc tế cho các trạm gốc bay, tạo điều kiện cho việc triển khai công nghệ này trên toàn cầu.

Đề xuất sử dụng các tần số 1.7 gigahertz, 2 GHz và 2.6 GHz trên toàn cầu cho các trạm gốc bay. Ngoài ra, dải tần số 700 - 900 megahertz (MHz) cũng được đề xuất để cải thiện dịch vụ di động ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và một số khu vực châu Á. NTT đã hợp tác với nhà phát sóng vệ tinh Sky Perfect JSAT để cung cấp dịch vụ HAPS từ tháng 4/2025, và công nghệ sẽ được thử nghiệm tại triển lãm World Expo 2025 ở Osaka.

Khánh Chi (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đánh thức năng lượng cho ngày mới tỉnh táo