Thói quen tai hại khiến răng trẻ mọc lệch: Điều cuối cùng là dễ mắc phải nhất

2020-01-20 19:00
- Răng mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến các khớp nhai và thẩm mỹ của trẻ. Dưới đây là những thói quen tai hại khiến răng trẻ mọc lệch. Điều cuối cùng là dễ mắc phải nhất.

Những dấu hiệu chứng tỏ răng trẻ bị mọc lệch:  

- Trẻ đau một bên hàm.  

- Gương mặt trẻ không cân đối.  

- Khớp thái dương của trẻ hay bị đau nhức.  

- Thường xuyên cắn vào má hoặc miệng.  

- Hàm răng sữa không có khoảng hở.  

- Xương hàm có xu hướng đưa ra phía trước hoặc phía sau quá nhiều.  

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lệch ở trẻ: 

1. Thói quen không tốt  

Con trẻ có thói quen hay ngậm thức ăn trong miệng để khám phá và cảm nhận, nhưng cũng vì biếng ăn. Tuy nhiên, thói quen này lại chính là "thủ phạm" khiến răng trẻ bị mọc lệch. Bên cạnh đó, khi con đã bắt đầu thay răng, mẹ cũng nên uốn nắn, giúp con từ bỏ những thói quen xấu như: mút tay, ngậm núm vú giảm, bú bình trong thời gian dài…  2. Bị mất răng sữa sớm  

Răng sữa giúp giữ chỗ để cố định các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm. Nếu răng sữa mất sớm, sẽ khiến răng bé dễ bị mọc lệch, mọc chen chúc nhau… Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ cẩn thận.  3. Di truyền  

Nếu cha mẹ có hàm răng hô, móm, mọc không đều có thể sẽ di truyền sang con. Mẹ có thể cho trẻ đi niềng răng từ sớm để cố định lại.  4. Nằm sấp trong thời gian dài  

Nằm sấp trong thời gian dài cũng có thể khiến răng trẻ bị mọc lệch. Bởi tư thế nằm ngủ này sẽ tạo ra nhiều áp lực lên má và miệng của trẻ. Có thể lúc đầu mẹ không nhận ra, nhưng theo thời gian, những biểu hiện bất thường sẽ được thể hiện rõ. Vì vậy mẹ hãy điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ phù hợp.   

    Theo Phunutoday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 động tác cực dễ giúp chị em giảm mỡ bụng 'siêu tốc', chẳng cần đeo nịt bụng