Theo dõi cân nặng của bé: Những điều mẹ nhớ đừng quên

2016-04-13 11:08
- Biết được thông tin cần thiết về cân nặng của con theo từng tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ chủ động trong việc chăm sóc con, hơn nữa tránh được tình trạng lo lắng thái quá khi con không tăng cân.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi là giai đoạn các bà mẹ lo lắng về cân nặng của con mình nhất. Ai từng làm mẹ đều hiểu cảm giác tháng tháng cân con rồi ghi chép cẩn thận vào quyển sổ theo dõi. Con mà không tăng cân thì bố mẹ cũng đứng ngồi không yên. Sau đây là những thông tin cần thiết về cân nặng của con trong giai đoạn đầu đời này, bố mẹ tham khảo nhé.

Trẻ sơ sinh (1-4 tuần tuổi)

Cân nặng của trẻ sẽ giảm vài lạng sau sinh, do bé đào thải phân su. Một em bé khỏe mạnh sẽ tăng cân trở lại từ 10-12 ngày sau sinh và sẽ đạt cân nặng lúc mới chào đời.

1 tháng tuổi

Từ lúc 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 140g – 200g mỗi tuần. Nếu bé bú tốt và đều đặn, cân nặng của bé sẽ tăng ổn định. Bé có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời gian bú không chính xác và cố định, tùy theo nhu cầu của bé. Bé ở độ tuổi này thường bú 8-12 cữ mỗi ngày, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

2 tháng tuổi

Bé vẫn cần phải tăng cân đều vào giai đoạn này. Nếu mẹ thấy cân nặng của bé chững lại, mẹ có thể hút sữa vào bình cho bé bú, để xem lượng sữa bé bú được là bao nhiêu. Một số trường hợp bé ngậm vú mẹ sai cách, khiến bé gặp khó khăn khi bú hoặc bú được ít sữa. Nói chung mẹ cần điều chỉnh ngay khi phát hiện cân nặng của bé không tăng.

Giai đoạn này bé vẫn cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chưa nên giới thiệu thức ăn khác ngoài sữa cho bé vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng.

3 tháng tuổi

Vào tháng này, bé sẽ chỉ tăng khoảng 110g mỗi tuần. Bé sẽ tăng tiếp tục với đà như vậy cho đến 7 tháng tuổi. Hết tháng này, mẹ có thể cho bé làm quen với thức ăn khác ngoài sữa.

4 tháng tuổi

4 tháng tuổi, bé có thể có những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm. Ví dụ bé có thể giữ đầu thẳng, bé có thể ngồi nếu có điểm tựa và bé bày tỏ sự thích thú khi mọi người ăn cơm. Giai đoạn chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm là giai đoạn quan trọng, cần phải có thời gian làm quen. Mẹ tuyệt đối không bắt ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn những món bé chưa thích. Vào giai đoạn làm quen này, mẹ có thể cho bé thử những món rau củ, hoa quả nghiền, độ đặc loãng thì thay đổi theo thời gian và sự thích nghi của bé.

Theo dõi cân nặng của bé: Những điều mẹ nhớ đừng quên

5 tháng tuổi

Từ 5-6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp đôi cân nặng lúc sinh. Mẹ có thể đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát vào thời điểm này.

6 tháng tuổi

6 tháng tuổi bé sẽ tăng khoảng 85-140g mỗi tuần. Mẹ nên cho bé ăn rau, hoa quả và thịt nghiền nhuyễn. Việc bị tiêu chảy là dấu hiệu bé bị dị ứng thức ăn. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé giai đoạn này.

7 tháng tuổi

Tháng này bé sẽ tăng khoảng gần 1 kg. Mẹ cần đưa bé đi khám nếu tháng này bé không tăng được 1 kg và tiếp tục không tăng ở những tháng tiếp theo sau đó. Tháng này bé cũng có thể nhai một số thức ăn thô mềm. Mẹ có thể giới thiệu đến bé một số loại rau củ quả mềm để bé thưởng thức.

8 tháng tuổi

Cân nặng lúc 8 tháng tuổi đến trước 1 tuổi sẽ gấp 3 cân nặng lúc mới sinh.

9 tháng tuổi

Để duy trì đà tăng cân của bé, mẹ cần cho bé ăn bữa nhẹ cách 2-4 giờ.

10 tháng tuổi

Cân nặng của bé bắt đầu chững lại, tăng ít hơn do giờ bé vận động nhiều.  Bé có thể trườn, bò, tập đứng. Những hoạt động này tốn nhiều calo nên mẹ đừng sốt ruột vì cân nặng của con.

11-12 tháng tuổi

Bé bắt đầu những bước đi đầu tiên. Hai tháng này sẽ là hai tháng rất vất vả của mẹ, khi phải trông chừng và theo dõi bé. Các cữ bú đêm thưa thớt dần và cân nặng của bé cũng chững lại.

Việt Hà
Theo Parents

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Viết cho em, cô gái của mùa đông