Những lưu ý về kì kinh nguyệt sau sinh

2016-05-06 11:30
- Mẹ sau sinh thường có nhiều lo lắng về chuyện trở lại của ngày "đèn đỏ". Những hiểu biết cần thiết sẽ giúp bạn chủ động hơn để phục hồi sức khỏe.

Trước khi sinh gần như mẹ đều tập trung mọi sức lực cho thai nhi trong bụng, đến khi bé yêu chào đời mới bắt đầu chú ý đến sức khỏe của bản thân hơn, nhất là chuyện kinh nguyệt dễ xảy ra vấn đề trục trặc khiến mẹ lo lắng.

Sau sinh, mất bao lâu kinh nguyệt mới phục hồi lại?

Do tình trạng cơ thể ở mỗi người không giống nhau nên mức độ hồi phục kinh nguyệt cũng sẽ khác nhau, có người sau sinh một tháng là có “đèn đỏ” trở lại, cũng có người chậm đến khi em bé 1 tuổi. Sự hồi phục lần kinh nguyệt đầu tiên sau sinh có liên quan đến quá trình cho con bú. Thông thường nếu mẹ không cho con bú thì sau sinh khoảng 6 - 8 tuần là kinh nguyệt trở lại, còn mẹ cho con bú thì khoảng tuần thứ 18 sau sinh chức năng rụng trứng mới phục hồi. Bình thường, mẹ nên chú ý bổ sung canxi thích hợp, nghỉ ngơi nhiều, tăng cường dinh dưỡng và vận động vừa sức để nhanh chóng giúp cơ thể khôi phục các chức năng.

Chuyện kinh nguyệt sau sinh của mẹ

Sinh thường

Thông thường mà nói, nếu sinh thường thì kinh nguyệt sẽ trở lại ở tuần 6 - 8 sau sinh. Nếu mẹ không cho con bú thì khoảng 40% hồi phục trứng rụng và kinh nguyệt ở tuần thứ 6 sau sinh; 35% số người vẫn chưa thể phục hồi kinh nguyệt ở tuần thứ 8 - 12 sau sinh. Nếu mẹ cho con bú thì khoảng 25% số người sẽ có kinh nguyệt trở lại ở tuần 12 sau sinh.

Sinh mổ

Việc phục hồi kinh nguyệt sau kỳ sinh mổ có liên quan đến việc mẹ có cho con bú hay không, thời gian con bú sữa mẹ dài ngắn, tuổi tác của mẹ và cả chức năng khôi phục của buồng trứng v.v… Thông thường, mẹ không cho con bú thì kinh nguyệt phục hồi ở tuần 6 - 10 sau sinh mổ. Nếu mẹ cho con bú thì thời gian này chậm hơn, có khi vài tháng, thậm chí có người phải 1 năm sau sinh mới có kinh nguyệt trở lại.

Chuyện kinh nguyệt sau sinh của mẹ

Kinh nguyệt sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Thời gian mỗi lần “đèn đỏ” sau sinh và trước sinh thường không mấy chênh lệch, có người kéo dài khoảng 2 ngày, cũng có thể đến 7 ngày. Tuy nhiên, bất luận thời gian hành kinh dài hay ngắn, chỉ cần mỗi lần đều không có thay đổi so với trước và vẫn đều đặn có quy luật thì mẹ không cần quá lo lắng.

Lượng máu kinh có gì thay đổi sau sinh?

Lượng máu kinh thường có liên quan đến độ dày mỏng của thành tử cung trong cơ thể mẹ, nếu thành tử cung mỏng thì máu kinh ít, còn dày thì nhiều hơn. Nếu lần “đèn đỏ” sau sinh có lượng máu kinh tương đối ít vẫn là bình thường, nhưng nếu tình trạng liên tục kéo dài sau đó thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra và điều tiết lại. Những ngày “đèn đỏ”, mẹ không nên để cơ thể quá mệt mỏi, hạn chế ăn thức ăn tươi sống và lạnh, giữ tâm trạng vui vẻ để kinh nguyệt được điều hòa hơn.

Những lưu ý về kì kinh nguyệt sau sinh

Trong ngày “đèn đỏ” có được cho con bú?

Câu trả lời là có thể. Tuy lượng lipit trong sữa mẹ thời gian hành kinh bị ít đi nhưng lượng protein lại tăng lên, lượng sữa tuy có ít hơn ngày thường nhưng độ đậm đặc lại tốt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn, vì vậy cho bé bú vẫn không ảnh hưởng gì.

Dịch thể màu đỏ thải ra trong tuần thứ 2 sau sinh có phải kinh nguyệt?

Thường trong khoảng tuần thứ 2 sau sinh, cơ thể mẹ sẽ thải ra một chất dịch có màu đỏ nhạt, đây không phải là máu kinh. Thời gian này, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, sau sinh có thể ăn thêm đường đỏ cũng hỗ trợ thải chất dịch bẩn này khỏi cơ thể, có lợi cho sự phục hồi của tử cung.

Nguyệt Quế

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 mỹ nhân Hàn từng bị tố mắc bệnh ngôi sao: Song Hye Kyo yêu sách, Jeon Ji Hyun chảnh chọe