Nhịp tim của thai nhi tăng, giảm bất thường, mẹ phải làm sao?

Quỳnh Trang 2020-02-17 13:01
- Nhịp tim thai nhi cũng là một yếu tố mà mẹ bầu cần theo dõi đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, bà bầu cần chú ý theo dõi nhịp tim của thai nhi. Nhịp tim phản ánh sức khỏe của thai nhi và xác định liệu bé có bị thiếu oxy hay không.

Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Nhịp tim của thai nhi tăng, giảm bất thường, mẹ phải làm sao?

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút (quá nhanh) thì các mẹ bầu nên đến các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

So với tim thai đập nhanh, bạn cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu. Ở tuần thứ 6-8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Nguyên nhân là do khả năng lưu thông máu kém, mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi.

Nhịp tim của thai nhi tăng, giảm bất thường, mẹ phải làm sao?

Chị Tiểu My (Sơn Đông- Trung Quốc) đã thực hiện 2 bài kiểm tra nhịp tim của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng cả hai bài kiểm tra đều cho kết quả là nhịp tim thai nhi gặp vấn đề. Kết quả trở về bình thường sau khi mẹ bầu này được thở oxy. Mẹ bầu này cho biết chị rất nóng nảy và dễ xúc động. Sau đó, chị này không thực hiện bài kiểm tra này nữa và ở nhà chờ cho đến ngày chuyển dạ. Vào tuần thứ 36 của thai kỳ, chị Tiểu My thấy thai nhi chuyển động ít và thậm chí không còn cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong bụng mình.  Sau đó, mẹ bầu này đến bệnh viện kiểm tra. Bác sỹ thông báo thai nhi có biểu hiện suy thai và cần tiến hành mổ bắt con gấp.

Trường hợp của chị Tiểu My cho chúng ta thấy rằng nhịp tim thai nhi bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người mẹ. Mẹ bầu cần giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái. Ngoài ra, khi thực hiện theo dõi nhịp tim thai, mẹ cần trảnh tập thể dục cường độ cao. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai cũng nên đặt lịch kiểm tra thai nhi tại thời điểm thai nhi đang chuyển động. Nhịp tim của thai nhi sẽ chính xác hơn khi thai nhi hoạt động trong tử cung. Thai nhi ngủ trong quá trình siêu âm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả nhịp tim của thai nhi.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thịt vịt om bia, bổ dưỡng hơn thịt lợn, dễ làm thôi mà ngon quá đỗi