Nếu còn bỡ ngỡ khi con hết ăn dặm chuyển sang ăn cơm, hãy học bà mẹ Vĩnh Phúc TUYỆT CHIÊU vô cùng đơn giản này!

2018-04-20 11:12
- Việc chuyển từ giai đoạn ăn cháo sang ăn cơm cho bé là cả một quá trình rèn giũa, thay đổi nối tiếp nhau.

Khi bé hết giai đoạn ăn dặm, các bà mẹ khá bỡ ngỡ không biết làm sao để con thích nghi với ăn cơm. Chị Vũ Thị Vĩnh (Vĩnh Phúc) đã có những bữa cơm ngon cho bé giúp con ăn ngoan, tăng cân sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý cho các mẹ học hỏi.

Khi chuyển từ giai đoạn ăn dặm sang ăn cơm, bé có sự thay đổi như thế nào trong thói quen ăn uống mà các mẹ cần lưu ý?

Việc chuyển từ giai đoạn ăn cháo sang ăn cơm cho bé là cả một quá trình rèn giũa, thay đổi nối tiếp nhau. Từ khi bé bắt đầu ăn dặm, tôi cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trong tháng đầu tiên. Thực đơn có cháo với tỷ lệ 1/10, chuyển tiếp sang tháng thứ 7, tôi cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp với ăn dặm chỉ huy.

Với kiểu ăn dặm truyền thống, tôi tăng độ thô của cháo dần cho bé. Vì tăng dần nên bé có thời gian thích nghi và khi kết hợp với ăn dặm chỉ huy thì các kĩ năng nhai nuốt của bé khá tốt. Do đó, việc chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm dễ dàng hơn rất nhiều.

hh

Hiện, có nhiều mẹ inbox cho mình xin kinh nghiệm, có những bé đã 8 tháng vẫn ăn bột, như vậy là sai cấu trúc thức ăn cho bé, lâu dần sẽ dẫn đến việc bé không được tập phản xạ nhai nuốt. Bởi giai đoạn từ 8 - 11 tháng là thời kì vàng của bé để có thể thành thục hơn các kĩ năng nhai nuốt đó. Cho nên, tôi chỉ khuyên các mẹ là:

+ Cho bé ăn đúng cấu trúc thức ăn từng thời điểm.
+ Tập cho bé kết hợp ở cả 3 phương pháp, vì các phương pháp đều hỗ trợ nhau đạt được kết quả tối ưu nhất.

Khi con đã ăn cơm, các bữa ăn của bé cần được thay đổi ra sao, cách chọn thực phẩm, cách chế biến...?

Khi con đã ăn được cơm, tôi thường chế biến các bữa ăn của bé đa dạng với các thực phẩm từ rau củ. Tôi mua các loại rau củ hữu cơ ở các địa chỉ tin cậy, chú ý bổ sung chất đạm. Mỗi loại thực phẩm đều được nấu chín mềm, sau đó cắt nhỏ ra cho bé dễ ăn. Đối với các loại thịt như thịt lợn hay thịt bò, tôi sẽ hầm nhừ hoặc băm nhỏ nấu để bé ăn cho dễ. Nếu nấu như người lớn, thịt dai và khó nuốt có thể khiến bé bị hóc hoặc nôn ói.

Ở giai đoạn mới ăn cơm, các món ăn và dinh dưỡng cần bố trí thế nào cho hợp lý? 

Khi trẻ ở giai đoạn mới ăn cơm, các mẹ lưu ý cần cho trẻ ăn cơm đúng cách:

- Thứ nhất: Mẹ cần chuẩn bị cơm nát và mềm cho bé. Mẹ có thể nấu cơm cho cả nhà mềm hơn bình thường một chút, sau đó mẹ lấy một ít cơm ra, rồi dùng muỗng đánh nhẹ cho cơm nát hơn để bé dễ ăn hơn.
- Thứ 2: Mẹ nên cho bé ăn cơm từ ít đến nhiều, lần đầu ăn chỉ là 2,3 thìa cơm, sau đó tăng lên để bé làm quen.
- Thứ 3: Mẹ cho bé ăn kèm các loại thực phẩm khác nhau phù hợp với từng tháng tuổi như: thịt, cá, rau, tôm cua và phải được nấu chín mềm, sau đó cắt nhỏ cho bé dễ nhai.

- Thứ 4: Không được ép bé ăn. Các mẹ cho bé ăn tự do và tự chọn. Bé có thể ăn hết khẩu phần hoặc không thì việc của mẹ chỉ là nấu và dọn thôi.

- Thứ 5: Các mẹ cần nhớ việc tập cho bé nhai ở giai đoạn này là để bé làm quen với cấu trúc thức ăn cứng hơn và tập nhai để phát triển cơ hàm. Cho nên, mẹ phải kiên trì tập cho con, song song vẫn kết hợp cho bé ăn cháo một bữa trong ngày.

Khi mới bắt đầu chuyển hẳn sang cho bé ăn cơm, bé vẫn phải ăn đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn vặt trước các bữa chính một tiếng và mỗi bữa vẫn phải đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, vitamin, chất béo.

Theo bạn, ở giai đoạn ăn cơm, loại thực phẩm nào sẽ được chú trọng nhiều hơn cả để bé phát triển tốt?

Ở giai đoạn ăn cơm hay ăn cháo, việc ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau đều tốt. Bởi, mỗi loại thực phẩm đều chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên phải ăn nhiều, ăn đa dạng thì mới đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể được.

hh

Khi trẻ ăn cơm, như người lớn, việc quan trọng nhất là nhai. Các bà mẹ có cần chuẩn bị hay hướng dẫn như thế nào về vấn đề này để bé nhai được thức ăn?

Việc tập cho bé nhai như mình đã nói ở trên là thời điểm 8 -11 tháng. Đây là thời kì vàng để bé phát triển tối đa kĩ năng nhai nuốt nên các mẹ cho bé ăn kết hợp các phương pháp ăn dặm với nhau để đảm bảo, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng lại vừa giúp bé hoàn thiện các kĩ năng hơn, đặc biệt là kĩ năng nhai.

Khi mới ăn cơm, có thể bé không hào hứng vì quen các món ăn dặm. Giải pháp nào để bé có thể thích ứng?

Giải pháp là mẹ hãy để bé tự lựa chọn bữa nay ăn gì, không kì vọng áp đặt bé phải ăn hết. Điều này giúp bé có niềm yêu thích mỗi bữa ăn.

hh

Nhiều mẹ có tâm lý nôn nóng nên ép trẻ ăn, nhất là những đồ ăn dày, cứng, điều này có thể gây nguy cơ gì?

Vấn đề này rất nguy hiểm. Bởi vì, độ thô thức ăn cho bé cũng phải phù hợp từng giai đoạn, mới ăn thì phải cắt nhỏ, khi đã ăn được rồi có thể để cả miếng. Tuy nhiên, ở thời điểm nào đi nữa, thức ăn cũng phải nấu chín kĩ và thật mềm để khi nhai, bé có thể nghiền đứt thức ăn trong khoang miệng, tránh hóc, nghẹn.

Ban có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ từ bản thân để chuẩn bị các bữa cơm cho con khi chuyển sang ăn cơm? Ngoài cơm, khi chế biến các món mỳ, bún cho trẻ, cha mẹ có thể nêm nếm hay lưu ý gì hay không?

Với kinh nghiệm của tôi, khi bé đã ăn cơm thì các bữa cũng đơn giản hơn. Các mẹ có thể cho bé ăn như thức ăn của gia đình nhưng nấu với vị nhạt hơn. Độ tuổi có thể ăn được gia vị là trên 1 tuổi, nhưng lượng chỉ bằng 1/3 người lớn thôi. Người lớn ăn nhạt có nghĩa là vừa với bé.

Lam Thủy

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 con giáp nữ luôn vì tương lai tốt đẹp hơn mà phấn đấu