Nếu bé có những hành động này, cha mẹ đừng thờ ơ kẻo có ngày MẤT CON!

2018-12-04 15:40
- Nếu trẻ có những hành động này, mẹ đừng coi thường nhé, cần đưa con đi kiểm tra ngay nếu không con sẽ gặp nguy hiểm đấy.

Nôn mửa, ngứa và có dấu hiệu lạ ở môi

Nếu môi và lưỡi của trẻ đột nhiên sưng, thì đây có thể là một dấu hiệu của sốc phản vệ; một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu sưng kèm theo nôn mửa hoặc ngứa, mẹ cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này thường khiến cho cổ họng bị sưng và ảnh hưởng nhiều đến đường thở của trẻ.

Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu môi tím tái, xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu oxy hay còn gọi là chứng da xanh. Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.

Liên tục gãi tai

Nếu con bạn đột nhiên và liên tục gãi tai, cha mẹ chớ thờ ơ. Nếu bé chỉ gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai , không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé.

Nếu bé có những cử chỉ này, cha mẹ đừng thờ ơ kẻo có ngày MẤT CON!

 Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng , những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ… Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…

Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng . Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

Bé nghiến răng hoặc ngủ ngáy vào ban đêm

Hai hành động này có thể nhiều mẹ sẽ xem thường, không quan tâm. Thực chất, trẻ ngủ nghiến răng có thể do ăn quá nhiều, gây gánh nặng lên dạ dày và vô tình nghiến răng khi ngủ. Ăn quá nhiều không chỉ làm trẻ nghiến răng khi ngủ mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Hoặc trẻ đang mọc răng và vô thức nghiến răng khi ngủ. Còn trẻ ngáy ngủ có thể do chứng phì đại lạnh (viêm VA) hoặc viêm adenoid.

Nếu bé có những cử chỉ này, cha mẹ đừng thờ ơ kẻo có ngày MẤT CON!

Trong cả hai trường hợp, cha mẹ không nên khinh thường và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bé lấy tay tự đập vào đầu

Nhiều bé có biểu hiện lấy tay vỗ, đập vào đầu và cha mẹ không biết, cứ nghĩ con thích đùa nghịch. Tuy nhiên, cha mẹ chớ xem thường, đây có thể là biểu hiện của chứng viêm tai giữa. Trong một số trường hợp, có thể do trẻ bị cảm lạnh, đau đầu khó chịu và tự lấy tay vỗ đầu để dễ chịu hơn.

Trẻ chảy nước dãi nhiều

Nếu bé có những cử chỉ này, cha mẹ đừng thờ ơ kẻo có ngày MẤT CON!

Nếu trẻ chảy nước dãi nhiều có thể do tuyến nước bọt tiết ra khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn chảy nước dãi nhiều kèm cảm xúc khó chịu, chẳng hạn như không chịu ăn, ăn là khóc, phản ứng chậm… Đây có thể là triệu chứng loét miệng, còi cọc, khó tiêu và các triệu chứng khác, cha mẹ chớ thờ ơ, nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị.

Thùy Linh (Theo Sohu)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cô nàng khó cưa đổ nhất trong 12 con giáp