Mẹ đừng coi thường, bé còn nhỏ đã có cảm xúc "không thua" người lớn

2016-06-29 14:54
- Thay vì tưởng rằng trẻ sơ sinh không biết gì, thế giới cảm xúc của bé cũng thú vị và đa dạng khiến mẹ phải ngạc nhiên.
Đôi khi người lớn chúng ta thường phớt lờ ảnh hưởng của mình với trẻ nhỏ vì cho rằng: "Còn nhỏ thế đã biết gì". Thực tế các mẹ đừng coi thường nhé, vì bé còn nhỏ nhưng cũng đã có cảm xúc hay tình cảm không thua kém người lớn.
Cảm xúc và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ và gần gũi như hai anh em, đó là thái độ con người do nhu cầu của bản thân mà sản sinh khi đối diện với sự vật khách quan. Hai yếu tố này có quan hệ vô cùng mật thiết, nhưng không vì vậy mà có thể nhầm lẫn chúng với nhau. 
Đầu tiên hãy nói về cảm xúc, chỉ những biểu hiện cơ bản nhất, liên quan tới việc các nhu cầu của cơ thể (như ăn, ngủ, hít thở, nóng lạnh) có được đáp ứng hay không. Nói một cách đơn giản, đó chính là những tình cảm đơn giản và nguyên thủy nhất. Chính vì chúng đơn giản, biểu hiện của chúng ra bên ngoài cũng hết sức rõ ràng và nhanh chóng, nên mẹ có thể dễ dàng quan sát. 
Tình cảm có phần phức tạp và khó nhận biết hơn, vì chúng là những biểu hiện của con người sản sinh trong quá trình đối diện với các đối tượng, hiện tượng, để xem có phù hợp với nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội.
Nếu so sánh với cảm xúc, tình cảm cao cấp và phức tạp hơn rất nhiều. Tình cảm thường ở dạng tiềm tàng chứ không bộc lộ ngay như cảm xúc, có tính chất ổn định và lâu dài, vì vậy không dễ biểu hiện ra bên ngoài. 
Mặc dù tình cảm phát triển dựa trên nhiều cảm xúc, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, hai anh em này không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng.   
Với trẻ sơ sinh đã có những cảm xúc đầu tiên, cảm xúc của bé tốt hay không tốt phải nhìn vào các yêu cầu của bé cũng như tình trạng sức khỏe. Ví dụ, bé ăn no, ngủ đủ giấc, tự nhiên sẽ cảm thấy vui vẻ, cảm xúc tích cực. Ngược lại, bé đói hay buồn ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy không thoải mái, tất sẽ khóc lóc, ăn vạ. 
Giai đoạn đầu, cảm xúc của bé phụ thuộc vào việc được đáp ứng các nhu cầu ăn, ngủ...
Đặc điểm cảm xúc của trẻ sơ sinh trong năm đầu
Nếu để ý, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra bé có những đặc điểm sau trong giai đoạn đầu tiên:
- Cảm xúc của trẻ sơ sinh trong năm đầu rất đơn giản: có tính chất thoáng qua, thời gian tạo ra cảm xúc ngắn. 
Bé nhanh khóc, rồi lại nín, rồi có thể lại khóc rất nhanh.
- Có tính mạnh mẽ, cuồng nhiệt: chỉ cần một sự tác động nhỏ cũng có thể khiến bé có phản ứng dữ dội. 
Mẹ đừng coi thường, bé còn nhỏ đã có cảm xúc 'không thua' người lớn
Chỉ cần một tác động nhỏ, ví dụ một con thú bông cũng có thể khiến bé biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, như khóc lóc
- Dễ thay đổi: vì vậy mới có câu trẻ con vừa khóc vừa cười, bé vừa khóc có thể cười ngay chỉ sau một hành động đùa của bạn, rồi có thể lại khóc ngay sau đó.
Bé có thể vừa cười với bạn rồi lại mếu máo ngay sau đó mà không biết vì sao.
- Tính chân thực và tính biểu hiện bên ngoài: trẻ sơ sinh chưa biết che giấu cảm xúc, mà hoàn toàn biểu hiện chân thực ra bên ngoài. 
Bé chưa biết giấu cảm xúc như người lớn, vui vẻ hay cáu giận lập tức biểu hiện ra ngoài
- Phản ứng không đồng nhất: rõ ràng là cùng một sự tác động giống nhau, đôi khi bé phản ứng mãnh liệt, đôi khi gần như không bận tâm, không có phản ứng. 
Có lúc bé lập tức khóc lóc khi thấy thú bông, có lần lại gần như không bận tâm.
- Dễ kích động: chỉ cần gặp điều gì đó thú vị hoặc khó chịu, lập tức bé sẽ mất bình tĩnh, hoặc quá vui mừng thích thú, hoặc khó chịu khóc thét lên. 

 

Dễ dàng quá thích thú trước một món đồ màu sắc.

Đợi bé dần lớn lên, cảm xúc, tâm trạng mới có xu hướng dần dần ổn định, cũng có thể nói là bé đã dần có năng lực khống chế, kiểm soát cảm xúc của bản thân. 
Cũng hoàn toàn dễ hiểu, vì càng lớn, bé càng tiếp xúc nhiều với xã hội, tình cảm mang tính xã hội từ đó sẽ lớn dần và phát triển, bé sẽ bắt đầu có ý thức đạo đức, mỹ cảm (cảm nhận về cái đẹp) cho đến cảm xúc trí tuệ (nhận thức).  
Bé đã không còn lập tức biểu hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ như trước.
Bé theo mẹ, tốt hay không tốt?
Nói chung, những biểu hiện cảm xúc tốt của trẻ là: biết theo, vui vẻ, thoải mái. Trong đó, biết theo là chỉ mối quan hệ đặc biệt, mạnh mẽ của bé với một số người thân quen cụ thể, mà dân gian ta còn hay gọi là "bện hơi". Bé có thể dễ dàng vì những người gần gũi với mình như mẹ, bố mà vui mừng khi gặp, hay lo lắng, căng thẳng khi không có họ. Với bé, việc có những người thân quen này bên mình sẽ là một dạng an ủi.   
Bé sẽ biết theo, bám người thường xuyên chăm sóc mình, thông thường là mẹ. 
Trong thời gian nửa năm đầu sau khi sinh, bé sẽ bắt đầu có biểu hiện theo những người thân quen, đặc biệt là mẹ, đây là một điều tốt, tạo ra sự liên kết tình cảm sâu đậm và trọn vẹn. Đặc biệt từ tháng thứ 6-7 trở đi, bé sẽ luôn quan tâm tới mẹ (người bé theo, bám nhất). Khi mẹ có mặt ở bên, bé sẽ vui mừng, khi không có mẹ, bé sẽ buồn hoặc không thực sự vui vẻ. Bé thường theo, bám người chăm sóc mình, còn ngại ngùng với người lạ. 
Bé có xu hướng vui mừng khi ở bên người mình theo (mẹ) và buồn,
khóc lóc khi không có mẹ ở bên.
Theo giải thích một cách khoa học, việc theo, bám của trẻ là một quá trình có tính 2 hướng, cả 2 phía đều theo, bám nhau. Chờ bé lớn dần, khả năng tự lập có dần, xu hướng theo người thân sẽ giảm dần. Tuy nhiên, đừng coi thường việc theo của bé, vì đó là đặc điểm đầu tiên của tính cách tin tưởng hay không tin tưởng, có ảnh hưởng quan trọng trong việc xây dựng sự tín nhiệm của trẻ nhỏ đối với bản thân, bố mẹ và bạn bè là cơ sở phát triển nhận thức, năng lực xã hội, nhân cách cá nhân. 
Việc trẻ biết theo liên quan tới việc hình thành các cơ sở nhân cách sau này. Nên thay vì lo lắng, mẹ hãy thấy vui khi bé muốn theo mình, đó là bé hoàn toàn tin tưởng vào mẹ.

Khánh An

(Nguồn: TT)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bảo Anh và nguyên tắc trong tình yêu