Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Lê Huyền 2020-04-17 06:00
- Chị Thơm (26 tuổi, sống tại Hải Phòng) cho hay, các mẹ sẽ khó thành công khi hướng dẫn con tự ngủ, thậm chí là thất bại ngay từ ban đầu nếu mắc phải một số sai lầm này.

Chị Thơm cho biết khi chị luyện ngủ cho con thành công, nhiều chị em tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ. Hầu hết những lời thán phục mình được nghe thường sẽ là “Ôi mẹ Su Hào giỏi thế! Em không thể nghe con khóc hàng giờ được”, hay “Em cũng từng luyện cho con ngủ nhưng con chẳng chịu. Mẹ Su Hào làm thế nào hay thế?”. Tuy nhiên, với bà mẹ trẻ, đây cũng là một hành trình, nhiều trải nghiệm và đúc rút mới có thể đi đến thành công.

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Chị Thơm và bé Su Hào (Ảnh: NVCC)

Theo đó, chị Thơm tóm tắt lại những nguyên nhân thường thấy, dẫn đến việc các mẹ rèn tự ngủ cho bé thất bại như sau:

Không đọc kỹ sách và thiếu các công cụ hỗ trợ cần thiết

Đầu tiên, chắc chắn để bắt tay vào công cuộc rèn Easy và tự ngủ cho bé, các mẹ phải mua sách, đọc sách thật kỹ và tham gia vào càng nhiều càng tốt. Nếu không nắm chắc lý thuyết trong sách, thì mọi người nói gì, hướng dẫn gì cũng không hiểu chứ đừng nói là thực hành cho con. Nên điều tiên quyết chính là phải đọc  kỹ cuốn sách “Nuôi con không phải cuộc chiến (NCKPCC)”, “Đọc vị các vấn đề của trẻ” xem như cuốn sách gối đầu giường.

“Mình hay nghe các mẹ nói sợ con nghiện quấn, sợ con nghiện ti giả, sợ con quấn không phát triển được.. Mình thì không sợ con nghiện gì cả, chỉ sợ nhất là con không ngủ. Nên Su Hào hiện tại gần 8 tháng rồi, mình vẫn chưa có ý định cai nhộng, còn vừa mua thêm cái mới cho con, vì thấy con chưa có dấu hiệu bỏ và vẫn đang ngủ rất tốt.

Đối với những em bé mới bắt đầu rèn tự ngủ, mẹ đừng quên sắm những công cụ cần thiết cho bé như quấn, tiếng ồn trắng, ti giả... nhằm mục đích trấn an bé, giúp bé tự ngủ dễ dàng hơn. Đừng tự ý cắt mất công cụ hỗ trợ nào của con đi khi con chưa có dấu hiệu bỏ. Rất nhiều mẹ khoe với mình rằng: bé nhà em 18 tuần, 20 tuần đã cai nhộng rồi nhưng đến wonder week 26 hoặc khủng hoảng ngủ 7-10 tháng lại mất khả năng tự ngủ.  Cuối cùng lại phải sử dụng lại các công cụ hỗ trợ”, chị Thơm chia sẻ.

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Môi trường ngủ chưa đủ tối ưu

Bà mẹ trẻ nhấn mạnh rằng, hãy đảm bảo môi trường ngủ của bé: tối, mát, không có các chướng ngại vật nhé (đặc biệt là chăn, thú bông). Tốt nhất là sử dụng cũi và phòng riêng. Việc phòng quá sáng và nóng, là nguyên nhân dẫn đến bé cáu gắt, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc.

Bỏ lỡ mất giai đoạn vàng

Quan điểm của chị Thơm là cho bé theo nếp Easy và rèn tự ngủ càng sớm càng tốt, càng đỡ nước mắt. Bé Su Hào rèn Easy từ 3 tuần. Tuy nhiên, theo cuốn NCKPCC, tác giả cho rằng, giai đoạn 6-8 tuần là giai đoạn vàng để rèn Easy và tự ngủ. Nếu mẹ có ý định cho con theo phương pháp này, đừng bỏ lỡ giai đoạn này. Vì đây là lúc hầu hết các bé đã kết thúc tuần trăng mật, mẹ cũng đã hồi phục sức khỏe sau sinh và mẹ - con cũng đã có 1 khoảng thời gian để kết nối và hiểu nhau. Còn trước đó, khi chưa cho vào nếp Easy và rèn tự ngủ, thì mẹ cần học vỗ ợ thật kỹ, quấn chặt và hạn chế bế rong, ru ngủ, rung lắc.

Sai Wake Time (Wt)

Waketime là thời gian thức, tính từ khi bé mở mắt, được ăn và đến khi bé nhắm mắt đi ngủ. Nó là Eat+Activity+ winddown. Mẹ Su Hào nhấn mạnh, kéo wake time luôn là vấn đề đau đầu của những ai theo Easy, bắt buộc mẹ phải tăng dần mỗi hôm thêm 5-10 phút chứ không thể hôm nay E3.5 wt có 1,5 giờ mà hôm sau lên E4 kéo wt vèo vèo lên 2h ngay được.

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Thiếu trình tự ngủ

“Nhiều mẹ xem mấy video của Su Hào tự ngủ trong 1-2 phút, rồi nghĩ rằng tự ngủ là đến giờ, bế con vào phòng, đặt phịch xuống giường /cũi và bé sẽ ngủ được luôn như Su Hào. Nhưng không, đó là Su Hào đã tự ngủ thành thạo và gần như không cần bước Winddown (wd). Còn mới rèn tự ngủ, mẹ phải làm đầy đủ trình tự ngủ và đặc biệt không được tự ý bỏ qua bước winddown, lặp đi lặp lại trình tự này ở tất cả các nap, tất cả các giấc, dần dần bé sẽ hiểu tín hiệu là cho vào nhộng, wd là phải đi ngủ”, chị Thơm bày tỏ.

Không áp dụng nút chờ thần thánh

Nếu mẹ bỏ qua nút chờ thần thánh, chị Thơm khẳng định chắc chắn việc tự ngủ của con chưa triệt để. Nút chờ để vào giấc, nút chờ để con học tự chuyển giấc lúc catnap rất tuyệt vời.

Ở bước winddown xong, mẹ đặt bé xuống giường trong trạng thái còn thức, đi ra khỏi phòng. Nếu bé khóc, mẹ hãy chờ một chút rồi hẵng vào hỗ trợ bé theo phương pháp 4s5s. Bản thân đã đọc nghiên cứu nhiều sách, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, nên khi rèn tự ngủ song song cho Su Hào, chị đã sử dụng nút chờ triệt để ngay từ đầu.  Do đó, con chỉ mất 3 ngày để tự ngủ với quấn chũn.

Bên cạnh đó, bà mẹ trẻ cũng lưu ý cách để sử dụng nút chờ hiệu quả. Nút chờ cần áp dụng đúng với tuần tuổi của con. Cần phân biệt được các tiếng khóc của con khi vào giấc, để quyết định xem có nên chờ tiếp hay can thiệp không. Tùy thuộc vào cá tính từng bé mà tiếng khóc có khác nhau, khóc nhiều hay ít.

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Giai đoạn 1: Tiếng khóc Phản kháng, xuất hiện khoảng 5-10 phút đầu tiên khi bé vừa được đặt xuống giường. Đó có thể là tiêng khóc hự hự, khóc vừa phải hoặc rất dữ dội. Hãy chờ 3-5 phút theo độ tuổi, nếu bé vẫn không vào giấc, hãy hỗ trợ bé.

Giai đoạn 2: Tiếng khóc Đỉnh điểm. Tiếng khóc tăng dần, kích động, xen lẫn tiếng gào thét. Đây chính là tiếng khóc khiến cha mẹ khó chịu và dễ bỏ cuộc nhất.  Tuy nhiên, đây lại là tiếng khóc có thời lượng ngắn nhất, chủ yếu 5-10 phút mỗi lần, sau đó tiếng khóc sẽ dịu dần và bé có thể ho hoặc khụt khịt mũi. Nếu mẹ nào thực hiện phương pháp tự ngủ có trấn an, thì đây là thời điểm thích hợp để can thiệp.  

Giai đoạn 3: Tiếng khóc Mantra (Niệm chú). Khi tiếng khóc đỉnh điểm chấm dứt là lúc bé bắt đầu học cách tự trấn an bản thân. Tiếng khóc niệm chú là những tiếng khóc cất lên-ngừng / cất lên - ngừng liên tục, đều đều. Ví dụ như Oa - Oa/ hừ - hừ... Với tiếng khóc này, các mẹ hạn chế can thiệp, vì vô tình chính là đang làm phiền bé, đang lấy đi dần cơ hội học tự ngủ, tự chuyển giấc của con.

Giai đoạn 4: Tiếng khóc chìm vào giấc ngủ. Chị Thơm cho biết, với Su Hào tiếng khóc này thường kiểu à à, è è...nhỏ dần nhỏ dần đến khi chìm vào ngủ say. Hoặc khóc ré lên rồi ngừng ngay lập tức và ngủ. Như vậy, đọc hiểu tín hiệu và cho con một chút thời gian, chắc chắn mẹ sẽ phải bất ngờ vì sự hợp tác của con.

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Mẹ đảm Hải Phòng chỉ ra 1001 nguyên nhân khiến mẹ rèn con tự ngủ mãi vẫn thất bại thảm hại

Thiếu sự kiên trì và nhất quán

Em bé của chúng ta không phải cái máy và mỗi em bé là một cá thể khác nhau, không bé nào giống bé nào. Nên chị Thơm khuyên rằng, mẹ đừng quá vội vàng và nhìn sang bé khác, rồi tạo áp lực cho chính mình và em bé.

Nhiều mẹ chỉ mới áp dụng 1 thói quen, hay 1 lịch Easy mới cho bé được 2-3 hôm đã kêu la rằng, sao bé nhà em không ngủ được như Su Hào? Con em không hợp với Easy. Tuy nhiên, mẹ có biết con phải trải qua giai đoạn nhận thức- từ chối- chấp nhận. Giai đoạn này kéo dài khoảng 5-7 ngày, thậm chí với những bé nhạy cảm hay cáu kỉnh có thể kéo dài hẳn 3 tuần.

“Ngoài ra, việc thiếu thống nhất với các thành viên trong gia đình: nap này không có ông bà nên con ngủ đúng giờ, ngủ tốt, nap sau ông bà bế chơi không ngủ đúng giờ nên bị mệt, cáu gắt, không ngủ được.... Hoặc mẹ thiếu nhất quán trong thực hiện các trình tự ngủ và nút chờ, hỗ trợ 4s5s cũng khiến cho bé bị rối, không hiểu được các tín hiệu cần phải đi ngủ. Em bé của chúng ta cần phải thích ứng, làm quen dần. Vì vậy, Hãy cho con 1 chút thời gian mẹ nhé”, chị Thơm nhấn mạnh.

Lê Huyền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đừng rơi nước mắt quá nhiều lần cho một nỗi đau