Mách mẹ bí kíp giúp bé bú ừng ực mà không lo bị sặc

Quỳnh Trang 2019-10-31 09:30
- Bé bị sặc khi bú là một trong những vấn đề làm mẹ lo lắng.

Bé bị sặc sữa là vấn đề làm nhiều người lo lắng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sặc sữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. 

Có nhiều lý do khiến bé bị sặc sữa. Có thể là do tư thế bú mẹ không đúng hoặc do sữa mẹ xuống quá nhiều, bé bú không kịp. Biết được nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ nhỏ, bạn sẽ biết cách phòng ngừa. 

Làm sao để bé không bị sặc sữa?

1. Chú ý đến thời gian cho bé bú

Bạn không nên cho bé bú khi quá đói vì bé có thể bị sặc sữa vì sữa mẹ xuống quá nhiều. Nhiều bà mẹ khi thấy trẻ khóc thường nhanh chóng đưa núm vú vào miệng bé để dỗ dành. Mẹ cũng không nên cho bé bú vào lúc này vì bé dễ hít phải không khí khi hút sữa, gây sặc.

Mẹ biết những bí kíp này, bé bú ừng ực mà chẳng lo sặc

2. Đừng chọc cười khi bé bú

Bạn nên giữ im lặng khi cho bé ăn, không làm bé mất tập trung và không trêu trọc bé lúc này. Khi bé cười, khí quản mở ra, rất dễ gây sặc sữa vào thời điểm này. 

3. Không ép trẻ ăn

Bạn không nên ép bé ăn khi bé no hoặc không muốn ăn nữa. Ép trẻ ăn khiến bé dễ bị ho, sặc.

4. Kiểm soát lưu lượng sữa

Nếu sữa của mẹ xuống quá nhiều, hãy nhẹ nhàng giữ núm vú để kiểm soát tốc độ chảy của sữa để tránh bé bị ho, sặc. Bạn nên cho bé bú trong 15-20 phút, tốt nhất là không quá 30 phút. 

Mẹ biết những bí kíp này, bé bú ừng ực mà chẳng lo sặc

5. Cho con bú đúng tư thế

Cho dù đó là bú mẹ hay bú bình, bạn không nên cho bé bú khi nằm. Đây là tư thế bú khiến sữa rất dễ chảy vào khí quản. Các mẹ nên cho bé bú trong vòng tay của mình, đầu bé nghiêng từ 30-45 độ.  

6. Chú ý quan sát

Mẹ nên chú ý quan sát phản ứng của bé khi bú. Nếu miệng bé bị tràn sẵn hoặc có dịch lạ từ mũi và miệng, hãy ngừng cho bé ăn ngay lập tức. 

7. Sau khi cho con bú

Sau khi cho bé ăn, mẹ hãy giữ bé nằm thẳng trên vai và nhẹ nhàng vỗ lưng bé để giúp bé giảm tình trạng sặc, ợ hơi. Bạn cho bé nằm gối cao 15 độ, nằm nghiêng bên phải trong 30 phút sau đó nằm ngửa.

Tôi nên làm gì sau khi bé bị sặc?

Sau khi bé bú sữa, nếu bạn thấy môi hoặc mặt bé có màu xanh và khó thở, điều này có nghĩa là tình trạng của bé rất nguy hiểm. Bạn nên gọi 115 ngay lập tức và sơ cứu cho bé.

Mẹ biết những bí kíp này, bé bú ừng ực mà chẳng lo sặc

Phương pháp sơ cứu: Ngay lập tức để em bé nằm thẳng và nằm nghiêng (không ôm ngay lập tức), vỗ lưng để giúp bé nôn sữa ra. Bạn có thể để em bé nằm gọn trong lòng mình, nghiêng phần thân trên về phía trước 45-60 độ và vỗ lưng 4-5 lần, hút sữa bên trong khí quản.

Khi bé nôn ra, mẹ hãy làm sạch miệng và mũi của bé. Hãy dùng gạc sạch để loại bỏ phần sữa còn lại tránh bé hít phải sữa. Nếu có sữa còn sót lại trong khoang mũi, mẹ nên nhẹ nhàng lau sạch bằng tăm bông sạch.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Anh đừng bất chợt một ngày lại nhớ tới em