Mách mẹ 3 phương pháp giúp cải thiện TẬT NÓI LẮP ở trẻ vô cùng hiệu quả

Thiên Khuê 2019-03-06 06:26
- Nói lắp có thể do nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, giao tiếp của trẻ. Tật nói lắp còn khiến trẻ hình thành tâm lý tiêu cực nên bố mẹ cần quan tâm khắc phục sớm.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nói lắp

Trước tiên, trẻ nói lắp có thể bắt nguồn từ ức chế tâm lý. Khi nói chuyện, giao tiếp nếu áp lực tâm lý quá lớn sẽ gây ra hiện tượng nói không tròn vành rõ chữ ở trẻ. Chính vì vậy, cho dù kỹ năng nói của trẻ chưa chuẩn xác thì bố mẹ cũng không nên hấp tấp và trách mắng trẻ, đồng thời không nên ngắt lời khi trẻ đang nói để tránh khiến trẻ căng thẳng, dễ nói lắp hơn.

Thiếu tự tin cũng là yếu tố dễ khiến trẻ nói chuyện không rõ ràng. Nhiều bé khi ca hát thì rất tốt nhưng lúc nói chuyện bình thường lại bị nói lắp. Đây là do trẻ không tự tin nên sinh ra tâm lý lo lắng, sợ mình bị người khác chê cười nên có xu hướng nói vội và bị “nuốt chữ”.

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật nói lắp của trẻ

Ngoài ra, khi trẻ gặp khó khăn, thất bại hay thất vọng về một việc gì đó cũng sinh ra tâm trạng tiêu cực, bi quan. Đặc biệt là khi tật nói lắp của trẻ lại bị đem ra chê trách, cười nhạo thì tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn. Trẻ cảm thấy vấn đề nói lắp của mình sẽ không thể trị khỏi và cả đời sẽ bị trêu chọc như thế. Đây là nguyên nhân dễ khiến trẻ rơi vào cái vòng lẩn quẩn không thể cải thiện khả năng nói chuyện.

Trẻ cũng có thể nói lắp do bắt chước. Khi cơ năng ngôn ngữ ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, trẻ càng dễ bị ảnh hưởng bởi tật nói lắp của người xung quanh. Do đó, bố mẹ nên quan sát mọi giao tiếp của trẻ để hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị nói lắp trước khi kỹ năng nói chuyện của trẻ chưa hoàn chỉnh.

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật nói lắp của trẻ

Tật nói lắp ở trẻ cũng có thể do di truyền. Theo nghiên cứu y học, hiện tượng nói lắp đều có liên quan đến ưu thế của hai bán cầu não, hoặc do một chức năng nào đó của não hay cơ quan ngôn ngữ gặp trở ngại.

Những tác hại không hề nhỏ khi trẻ bị nói lắp

Tình trạng nói lắp dễ khiến trẻ bị bạn bè trêu chọc, cười nhạo và cho dù những người khác không tỏ thái độ gì thì bản thân trẻ vẫn sinh ra tâm lý tự ti và xấu hổ, nhút nhát. Nếu bố mẹ không kịp thời tìm ra nguyên nhân và giúp trẻ khắc phục kỹ năng nói, lâu ngày sẽ khiến trẻ trở nên thu mình lại, không muốn nói chuyện, tính cách có xu hướng bảo thủ, cô độc và thiếu tự tin vào chính mình.

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật nói lắp của trẻ

Cũng chính vì vậy, hiệu quả học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng xấu theo. Trẻ không dám giao tiếp với bạn bè, không dám phát biểu bài, khó hòa đồng với tập thể và gặp nhiều khó khăn trong học tập.

Từ những trở ngại do tật nói lắp mà tương lai của trẻ cũng bị trì trệ theo. Nếu không được cải thiện từ sớm, vấn đề nói chuyện không rõ ràng có thể theo trẻ cả đời, khiến trẻ khó xây dựng các mối quan hệ tốt, không đủ niềm tin để theo đuổi ước mơ và thiệt thòi hơn trong công việc.

Ba phương pháp giúp trẻ cải thiện tật nói lắp

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật nói lắp của trẻ

Cố gắng giảm tốc độ khi nói chuyện

Bố mẹ khi phát hiện trẻ có hiện tượng nói lắp, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo trẻ nên nói chậm lại. Đồng thời, người lớn trong gia đình cũng phải cố gắng giảm tốc độ nói chuyện khi giao tiếp với trẻ. Một mặt có thể làm gương cho trẻ, mặt khác giúp trẻ dễ tiếp thu và phản ứng lại bằng ngôn ngữ rõ ràng, không bị nuốt chữ do tâm lý căng thẳng.

Khuyến khích trẻ nói với âm điệu rõ và vang to

Thông thường, khi cao giọng sẽ giúp giảm tỷ lệ nói lắp ở trẻ và giúp thả lỏng tâm lý. Mỗi ngày, bố mẹ có thể dành cho trẻ một khoảng thời gian, hỗ trợ trẻ đọc một mẩu truyện ngắn bằng âm điệu rõ ràng, cao giọng hơn. Kiên trì khích lệ trẻ tập như thế với khoảng 30 phút mỗi ngày rất hiệu quả cho việc cải thiện tật nói lắp.

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật nói lắp của trẻ

Dạy trẻ kiểm soát hơi thở

Bố mẹ cần kiên nhẫn để giúp trẻ tập thói quen hít thở đúng cách. Thường khi chúng ta hô hấp nhanh và vội vàng sẽ càng dễ gặp vấn đề trong ngôn ngữ. Vì vậy, bố mẹ nên chỉ dẫn cho trẻ cách hít vào thở ra chậm rãi. Khi trẻ đã quen dần thì khả năng nói chuyện sẽ chuẩn xác hơn, đồng thời phương pháp hô hấp khoa học còn rất có lợi cho sức khỏe tâm sinh lý của trẻ.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sina

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mách bạn 4 bài tập để có ngay cánh tay thon dài mỏng manh ai nhìn cũng mê mẩn