Độc chiêu 'CAI NGHIỆN' điện thoại cho con có một không hai của mẹ Hà thành
Tin liên quan
Câu chuyện con trẻ nghiện điện thoại, ipad hay ti vi không còn mới với những gia đình có con nhỏ. Thói quen này của trẻ đều là do người lớn gây ra, nhưng hệ lụy về sau lại là các con phải gánh chịu. Vậy làm sao để giúp các con thoát khỏi mối nguy hiểm là các thiết bị công nghệ ngày nay?
Nhiều mẹ thay vì việc dỗ dành, chơi với con lại cho con dùng điện thoại để được việc của mình. Việc làm này lặp đi lặp lại đã vô tình tạo ra một thói quen xấu cho con, làm con trở thành "con nghiện". Như chị Lan Anh (Hà Nội), với đặc thù nghề nghiệp làm báo điện tử, chị phải online thường xuyên kể cả thời gian ở nhà. Chị tâm sự: "Nhiều hôm tôi phải làm việc ở nhà, thằng bé nghịch quá không làm được việc gì nên tôi đành cho nó xem clip trong điện thoại để được yên ổn". Cứ như thế, con thành thói quen, mẹ cứ ngồi máy tính là con được quyền xem điện thoại, rồi con chị Lan Anh bị nghiện điện thoại lúc nào chẳng hay.
Cả nhà say sưa với thiết bị công nghệ (Ảnh minh họa)
Bị cả nhà góp ý về việc này, chị mới quyết định làm căng với cu cậu. Chị nói: "Có những lần con đòi xem nhưng tôi không đồng ý thế là nó lăn ra ăn vạ khóc lóc đến cả tiếng, cả nhà ai cũng bực mình, có khi chuyện trẻ con thành chuyện người lớn. Những lúc như thế tôi chỉ muốn vứt quách mấy cái thiết bị đó đi thôi!". Tình trạng này kéo dài mãi cũng không ổn, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của con vừa làm người lớn bực mình, chị quyết tâm tìm cách cai điện thoại cho con.
Qua tìm hiểu, chị thấy nhiều bố mẹ đánh con thập tử nhất sinh với lý do: "Đánh cho nó sợ, nó không đòi nữa!" nhưng chị không làm được như vậy nên cách này chị không áp dụng.
Chị Lan Anh chia sẻ: "Con bị nghiện từ từ nên tôi cũng sẽ tìm cách cai nghiện cho con dần dần. Như người lớn cũng vậy, ham mê cái gì cũng phải có thời gian mới bỏ được nữa là trẻ con". Vậy là chị Lan Anh từ từ cùng con "cai nghiện".
Đây là hình ảnh có thể giúp con không dùng điện thoại nữa (Ảnh minh họa)
Ban đầu, chị nói chuyện với chồng về việc hạn chế dùng điện thoại, máy tính trước mặt con. "Tối vợ chồng tôi hay kiểu mỗi người một máy, mỗi người một xó, và cũng giao cho con 1 chiếc điện thoại tự xử. Nhưng từ nay, cứ tối là cả nhà không ai được sử dụng thiết bị công nghệ để giải trí nữa mà phải chơi với con. Cả nhà nghiêm túc thực hiện và tất nhiên, con tôi cũng phải làm theo", chị kể lại. Cứ như vậy, con trai tôi bỏ thói quen xem điện thoại vào buổi tối.
Ngoài ra, những lúc bé đòi xem, mẹ vẫn nên đồng ý chứ không nên cứng nhắc quá. Cho con xem nhưng nhưng có giới hạn thời gian. Mẹ có thể thực hiện giao ước "đến đúng số () thì hết giờ con nhé!". Dần dần con hình thành được ý thức về tính tự giác, cứ hết giờ là trả lại điện thoại cho mẹ.
Chị Lan Anh nói thêm: "Cứ luyện con như vậy xong dần dần, con hiểu ra khi nào người lớn đồng ý cho xem mới được xem, không lèo nhèo ăn vạ nữa!". Nhưng mẹ làm được đến đây mới chỉ thành công một nửa. Việc quan trọng là làm cho bé hiểu, xem nhiều điện thoại, ti vi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con.
"Tôi đã truyền đạt cho con hiểu những tác hại của điện thoại ti vi bằng hình ảnh. Tôi liên tục cho con xem những em bé bị đau mắt đỏ, khóc lóc vật vã vì đau đầu... và nói đó là tác hại của việc xem điện thoại nhiều. Rất may là con tôi đã hiểu và từ đó nghe lời răm rắp. Khi nào tôi đồng ý con mới xem điện thoại trong giới hạn cho phép".
Giờ con chị Lan Anh cứ thấy ai dùng điện thoại lâu là thằng bé leo lẻo nói: "Xem nhiều điện thoại bị mắt màu đỏ, đầu bị đau đấy!". Cả nhà nghe được ai cũng buồn cười với những lời nói ngây ngô ấy nhưng như thế là mẹ con chị Lan Anh đã "cai nghiện" thành công rồi!.
Mẹ Khoai (Hà Nội)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất