Các bà bầu mắc các bệnh này, cần thận trọng trước khi vượt cạn

Mai Anh 2017-10-02 11:00
- Một số căn bệnh nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thai kỳ, mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm trong lúc mẹ bầu vượt cạn.

Tiểu đường

Tiểu đường trong thai kỳ làm tăng tỷ lệ dị tật thai nhi, sang chấn lúc sinh, đứa trẻ dễ bị rối loạn tăng trưởng. Theo các bác sĩ, nếu không có biến chứng, nên sinh vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số biến chứng do đẻ sớm.

Tuy nhiên, có thể sinh trước tuần thứ 38 nếu phát hiện thai to. Nếu quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi. Để giảm tối đa nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, nên trì hoãn cuộc đẻ (nếu có thể) tới tuần 38-41 và hạn chế việc mổ đẻ.

Các bà bầu mắc các bệnh nguy hiểm cần thận trọng trước khi vượt cạn

Nếu dự đoán được là phổi của thai đã trưởng thành thì việc chọn lựa cho sinh đường nào cũng giống sản phụ bình thường. Nếu khám lâm sàng và siêu âm thấy thai to (lớn hơn 4.200 g) thì nên mổ để tránh nguy cơ ngạt, trật khớp vai hoặc chấn thương cho trẻ khi sinh thường.

Viêm gan B

Vi rút viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Điều đó có nghĩa là nếu phụ nữ bị bệnh viêm gan B khi mang thai thì khả năng con sinh ra cũng sẽ mang vi rút siêu vi B rất cao. Cho đến nay viêm gan B vẫn chưa có cách nào chữa trị triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, ung thư gan.

Không có sự khác biệt về tỷ lệ lây nhiễm giữa bà mẹ bị viêm gan B sinh mổ và sinh thường. Do đó bà mẹ mắc bệnh này vẫn có thể sinh thường như những bà mẹ khác. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng ngừa ngay trong phòng sinh nhằm trung hòa (tiêu diệt) lượng virus từ mẹ xâm nhập vào con lúc sinh. Mũi tiêm ngừa này là mũi tiêm ngừa thụ động cần tiêm càng sớm càng tốt ngay sau sinh (trong vòng 24h)  để bảo vệ cho bé khỏi bị virus tấn công.

Huyết áp cao

Mặc dù nhiều phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng cao huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Huyết áp cao ở mẹ có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…Một biến chứng nguy hiểm nhất mà mẹ bầu bị cao huyết áp có thể gặp phải là tai biến tiền sản giật. Đây là một biến chứng gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau ở mẹ bầu như gan, thận, chảy máu.

Vì thế, ngoài việc đo huyết áp định kỳ trong thai kỳ, từ tuần 32 trở đi, các bà bầu cần có sự theo dõi và phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc. Khi có dấu hiệu trở dạ, cần nhập viện ngay, để theo dõi bằng máy móc. Nếu không có thể nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Tiền sử dị ứng với các loại thuốc

Đây là bệnh mãn tính và cực kỳ nguy hiểm nếu như mẹ bầu không cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sỹ. Ví dụ, từ khi còn nhỏ, hay trong quá trình phẫu thuật, mẹ bầu từng phải đối mặt với việc dị ứng nặng với thành phần trong các loại thuốc như: giảm đau, thuốc gây mê...

Sau khi thông báo tới bác sỹ, mẹ bầu sẽ cần phải làm một bảng test thử dị ứng thuốc, để các bác sỹ trong quá trình phẫu thuật sinh con của sản phụ, sẽ điều chỉnh, tránh những loại thuốc gây dị ứng cho mẹ, giúp không ảnh hưởng đến con.

Mai Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Loại nước tự làm ở nhà giúp giảm đau rát họng nhanh chóng, cần thiết trong mùa dịch Covid-19