Bé 6 tháng tuổi đã bị sỏi thận, gia đình đưa đi khám, bác sĩ nói chính bà đã làm hại cháu

2020-09-19 17:00
- Người bà nghĩ cho cháu ăn như thế sẽ giúp cháu cứng cáp, khỏe mạnh và mau lớn hơn, không ngờ lại gây hại.

Một trong những vấn đề phản ánh rõ khác biệt trong quan điểm và thói quen chăm sóc trẻ nhỏ giữa các thế hệ chính là chuyện ăn uống. Trong không ít gia đình, các ông bà thường muốn cho cháu ăn dặm sớm để mau cứng cáp và các bà cũng có thói quen cho trẻ ăn gia vị từ sớm như người lớn. 

Cách đây không lâu, bà mẹ của bé trai tên Bảo Bảo đã phải ôm con 6 tháng tuổi đi cấp cứu giữa đêm. Hai ngày Bảo Bảo không đi tiểu, bụng trướng to như quả bóng, quá lo lắng, thậm chí mẹ Bảo Bảo còn đưa con vào bệnh viện trong tình trạng đi dép lê cọc cạch. 

Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong thận của bé đã có những viên sỏi nhỏ. Qua tìm hiểu chế độ ăn uống hàng ngày của bé, các bác sĩ kết luận thủ phạm khiến bé mới 6 tháng tuổi đã bị sỏi thận ấy chính là do bé ăn dặm sai cách . Và không ai khác, bà của bé Bảo Bảo chính là người đã khiến cháu rơi vào tình trạng này. 

Cậu bé mới 6 tháng tuổi đã bị sỏi thận (Ảnh minh họa). 

Nhận nhiệm vụ chăm cháu từ sớm để cho mẹ Bảo Bảo đi làm, ở nhà, bà bé cho rằng sữa công thức không đủ dinh dưỡng cho bé nên 3 tháng tuổi đã tự ý cho cháu ăn dặm, bổ sung thêm nước ép hoa quả. Điều đáng trách là bà còn cho thêm chút muối vào đồ ăn dặm của cháu bởi cho rằng đồ ăn được nêm gia vị mới đậm đà, kích thích bé ăn ngon. 

Trên thực tế, đã nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ăn dặm sai cách khiến thận phải lĩnh hậu quả. Dưới đây là những sai lầm của người lớn khi cho cho trẻ ăn dặm gây hại sức khỏe các bé: 

1. Ăn dặm quá sớm 

Khoảng từ 4 - 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đến một mức độ nhất định, cân nặng thường tăng gấp đôi lúc mới sinh. Giai đoạn này, các bé cũng có dấu hiệu thích ăn dặm. Bố mẹ không nên cho con ăn trước giai đoạn này, ngoài ra nên căn cứ vào các dấu hiệu thèm ăn của bé để quyết định cho trẻ làm quen với các vị thức ăn, nhưng nhìn chung các chuyên gia đều khuyên trong hầu hết trường hợp nên đợi đến khi trẻ được 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm. 

2. Thêm muối vào đồ ăn dặm 

Nhiều người cao tuổi vẫn giữ quan niệm rằng thêm muối vào đồ ăn sẽ giúp trẻ cứng cáp, khỏe mạnh. Hơn nữa, có người còn đưa ra lý do nếu không nêm gia vị đồ ăn sẽ nhạt thếch, không ngon khiến trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa đã chỉ ra rằng muối sẽ làm cho thận của trẻ nhỏ thêm gánh nặng bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn. Khi thận phải hoạt động quá tải, có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận và suy thận. Hơn nữa, natri trong muối ăn còn lấy đi canxi trong cơ thể bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. 

3. Chăm bẵm quá mức, cho trẻ ăn uống nhiều đồ bổ dưỡng từ bé 

Ai cũng muốn con mình cao lớn, thông minh nên trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nhiều bà mẹ đã rất chịu đầu tư cho con những thứ tốt nhất như thức ăn dinh dưỡng, bổ sung canxi, ăn nhiều hải sản... Việc bồi bổ một cách mù quáng cũng làm tăng gánh nặng cho cơ quan nội tạng còn non nớt của trẻ, làm tổn hại đến thể chất cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Ngoài 3 điểm trên, nếu pha sữa bột quá đặc, sai hướng dẫn của nhãn sản phẩm, cho trẻ ăn các loại gia vị từ sớm như nước tương, bột ngọt cũng là những thói quen gây hại cho các bé.  

Theo Pháp Luật và Bạn Đọc

    

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 bài tập giảm cân siêu tốc dành cho người lười