8 nguyên tắc mọi cha mẹ phải nhớ khi con ở dưới nước

2016-07-15 08:32
- Hơn 600 trẻ em chết đuối mỗi năm là con số khiến bất kì ai cũng phải thảng thốt giật mình. Vì vậy, nếu bạn có con, bạn phải nhớ kỹ 8 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo con được an toàn khi vui chơi trong nước.

Đuối nước là mối đe dọa trẻ em khắp mọi nơi. Trên toàn cầu, đuối nước là nguyên nhân số 1 của tử vong do tai nạn ở trẻ em lứa tuổi từ 1 đến 4, và là nguyên nhân thứ hai của tử vong do thương tích ở trẻ em lứa tuổi từ 1 đến 14. Hàng năm có đến 600 trẻ em dưới 5 tuổi chết đuối do nước và gấp bảy lần con số đó phải vào điều trị ở phòng cấp cứu do chấn thương ngập nước không tử vong. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra ở bể bơi nhà riêng, khu chung cư nhưng cũng có những mối nguy hiểm lén lút rình rập quanh nhà và tại bãi biển. Đó là lý do việc học cách an toàn và nhận thức nguy hiểm đuối nước là rất quan trọng mà bất kì người nào có con đều cần phải biết.

Dưới đây là 8 nguyên tắc bạn cần nhớ để con có một mùa hè an toàn:

Quy tắc 1: Không bao giờ rời mắt khỏi con khi con ở trong hoặc ở gần nơi có nước

Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối "âm thầm" chỉ trong 25 giây, ngay cả nơi nước cạn hoặc hồ bơi của trẻ em. Vì thế, với những trẻ chưa có kinh nghiệm bơi lội, bố mẹ cần giám sát thường xuyên khi chúng đang chơi trong bể bơi, gần hồ, sông hay trên bãi biển. Điều đó có nghĩa là bạn (hay một người lớn có trách nhiệm) nên ở bên cạnh con mọi lúc trong khoảng cảnh gần để có thể dành cho con 100% sự chú ý của mình. Một khi bé đã học được cách nổi và biết bơi đường dài thì bố mẹ mới không cần thiết ở sát cạnh nhưng vẫn luôn phải giữ con trong tầm nhìn cho dù bé bao nhiêu tuổi đi nữa, vì trẻ em dù ở lứa tuổi nào vẫn có thể bị mắc kẹt dưới dưới, trở nên sợ hãi và hoảng sợ. Và đừng cho rằng bạn chỉ cần ngồi trên bờ là có thể nghe thấy con la hét và nước bắn lên tung tóe khi bé bị đuối nước như bạn vẫn hay thấy trong các bộ phim. Trên thực tế, cả trẻ con lẫn người lớn đều chết đuối một cách lặng lẽ, âm thầm và nhanh chóng.

8 nguyên tắc mọi cha mẹ phải nhớ khi con ở dưới nước

Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối âm thầm chỉ trong 25 giây, ngay cả nơi nước cạn hoặc hồ bơi của trẻ em

 Quy tắc 2: Bỏ điện thoại của bạn sang một bên

Thực hiện một thỏa hiệp với chính mình: Khi bạn đang ở hồ bơi, hồ nước hoặc bãi biển, hãy tắt điện thoại hoặc để ở chế độ rung để không bị cám dỗ sử dụng nó khi con đang chơi với nước. Chỉ cần bạn nghe thấy chuông báo tin nhắn, mở điện thoại ra trong 5 giây để xem cũng đủ thời gian để một đứa trẻ bị chết đuối. Điều này không có nghĩa bạn cần phải bỏ điện thoại ở nhà mà chỉ cần sạc đủ pin và để nó trong tầm tay với đề phòng trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng nên nhớ địa chỉ nơi mình bơi để có thể định vị địa chỉ rõ ràng trong trường hợp cần gọi cấp cứu.

Quy tắc 3: Đừng dựa vào các loại phao

Các bậc cha mẹ đặt quá nhiều niềm tin vào các thiết bị phao bơi nên nhiều khi cho rằng chỉ cần trang bị cho bé một chiếc phao là có thể yên tâm ngồi từ xa quan sát. Nếu con bạn chưa biết bơi, bạn có thể cho bé sử dụng các loại phao nhưng với điều kiện bạn phải ở bên cạnh con trong nước. Áo phao được kiểm chứng là thiết bị nổi an toàn nhất dành cho trẻ. Ngay cả con bạn đã biết bơi một chút, bạn vẫn nên mặc áo cho con và tất nhiên, bạn vẫn cần phải ở bên cạnh trong lúc con đang chơi dưới nước.

8 nguyên tắc mọi cha mẹ phải nhớ khi con ở dưới nước

Không nên đặt niềm tin vào một chiếc phao để bỏ qua việc chăm sóc lũ trẻ khi ở dưới nước

Quy tắc 4: Đăng ký một khóa học bơi cho con

Độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu học bơi là từ 4 tuổi trở nên. Nhưng đừng để những bài học khiến bạn lơ đễnh vấn đề an toàn. Bất kể điều gì, tất cả những trẻ chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo đòi hỏi phải có người chăm sóc khi đang ở dưới nước.

Quy tắc 5: Khi đi chơi nhóm, phân công cha mẹ làm nhiệm vụ giám sát

Nếu vài gia đình cùng nhau đi biển hoặc nghỉ ngơi ở một nơi có ao, hồ, sông suối và bể bơi, tốt nhất các gia đình nên chia nhau để đảm bảo rằng luôn có người không rời mắt khỏi lũ trẻ vì cha mẹ thường dễ bị phân tâm khi ngồi tụm thành nhóm trò chuyện và ăn uống. Công việc duy nhất của người “giám hộ” là quan sát lũ trẻ trong 15, 20 phút theo quy định và hãy chắc chắn rằng bạn không uống rượu bia khi con bạn đang nô đùa trong nước.

Quy tắc 6: Giao trách nhiệm cho trẻ lớn hơn

Để tăng thêm tính bảo vệ, bạn cần ghép nối con với một đứa trẻ khác, một người anh em và giải thích rằng mỗi đứa phải có trách nhiệm biết bạn mình ở đâu bất kì lúc nào. Nhưng đừng quên rằng, cách này chỉ giúp tăng cường chứ không thể thay thế sự giám sát của người lớn.

8 nguyên tắc mọi cha mẹ phải nhớ khi con ở dưới nước

Dặn lũ trẻ phải luôn biết để ý đến nhau nhưng không vì thế mà bố mẹ lơ đễnh vai trò của mình

 Quy tắc 7: Dạy trẻ các quy tắc an toàn

Để dễ nhớ, bạn chỉ cần dạy con 5 quy tắc chính: Không chạy, không lặn, không đẩy bạn xuống nước, không kéo bạn khi trong nước và không bơi khi không có người lớn. Và hãy nhớ, không phải chỉ riêng trẻ con mới là người không nên bơi một mình, ngay cả với người lớn, bơi một mình cũng không phải thật sự an toàn.

Quy tắc 8: Học hồi sức tim phổi (CPR)

Nếu điều tội tệ nhất xảy ra, bạn có thể cứu thoát một người đuối nước bằng cách tiến hành hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi xe cứu thương đến. Khi tim ngừng đập, tiếp tục lưu thông máu lên não có thể giúp ngăn chặn một cái chết. Bạn có thể học một khóa CPR tại các bệnh viện, trung tâm cộng đồng. Còn nếu trong trường hợp bạn chưa từng biết qua CPR, hãy ấn ngực nạn nhân với tốc độ 100 lần/phút và bỏ qua việc hà hơi. Đối với đuối nước, thà làm một cái gì đó còn hơn không làm gì cả. 

Hữu Nguyên

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Review sữa rửa mặt Huxley hot nhất xứ sở kim chi