5 điều khiến mẹ tò mò về sinh con dưới nước

Nguyễn Mai 2015-04-22 13:33
- (Em đẹp) - Phương pháp sinh con dưới nước hiện đang được rất nhiều mẹ quan tâm và muốn được trải nghiệm, tuy nó còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều điều khiến mẹ tò mò...
Ngoài những lợi ích như giúp người mẹ cảm thấy thư giãn, bớt đau đớn,... và khiến em bé được sinh ra trong môi trường gần gũi với nước ối hơn, phương pháp sinh con dưới nước còn rất nhiều điều khiến các mẹ thắc mắc. Những băn khoăn của mẹ thường là: em bé có bị ngạt thở không, nhiệt độ nước bao nhiêu là đủ, liệu con có bị nhiễm trùng từ nguồn nước,... Tất cả những thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp ngay sau đây nhé:

 

 

1. Nhiễm trùng 
Khi sinh con dưới nước, liệu em bé có dễ bị nhiễm trùng hơn so với sinh thường hay không?
Đây là một trong những quan niệm sai lầm nhất về sinh con con dưới nước. Các bà mẹ thường lo lắng rằng khi rặn đẻ, phân của họ sẽ ra ngoài cùng đứa bé và làm gia tăng khả năng nhiễm trùng cho con. Thực tế đã cho thấy, có khoảng 40 – 50% phụ nữ rặn ra phân khi sinh con nhưng tỷ lệ bị nhiễm trùng do nước nói chung được báo cáo ở mức độ rất thấp, dưới hơn 0,01%. Các chuyên gia cũng cho biết môi trường nước chính là rào cản ngăn ngừa nhiễm trùng và làm loãng vi khuẩn đến nồng độ thấp nhất để không gây hại cho em bé.
2. Tuổi tác
Phương pháp sinh dưới nước có cần điều kiện về tuổi tác không? Độ tuổi nào có thể sinh con dưới nước an toàn?
Nếu hoàn toàn khỏe mạnh, đó là dấu hiệu tốt cho biết mẹ sẽ sinh con dưới nước an toàn mà không cần lo lắng về tuổi tác. Có những bà mẹ dù bạn 35 tuổi vẫn có thể lựa chọn cách sinh này, chỉ cần có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ được chẩn đoán là có vấn đề về đông máu, nhiễm trùng hoặc sinh sớm ngoài dự kiến, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn lựa cách sinh tốt nhất.
3. Bị ngạt
Khi sinh ra dưới nước, liệu em bé có bị ngạt không?
Trẻ sơ sinh thực sự là một động vật thủy sinh, bởi trẻ tiếp nhận các nguồn cung cấp oxi từ hệ tuần hoàn nhau thai và đi qua phổi. Nhau thai hoạt động giống như một hệ thống lọc và cung cấp oxi khi trẻ trong bụng mẹ. Khi được sinh ra trong môi trường nước, hệ thống thở kia của bé vẫn hoạt động cho đến khi được nhấc lên khỏi mặt nước hoặc khi dây rốn được cắt. Lúc này, bé sẽ tiếp nhận tín hiệu mới để chuyển sang lưu thông hệ tuần hoàn qua phổi.
4. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là bao nhiêu thì hợp lý, em bé sẽ không bị bỏng hoặc quá lạnh chứ?!
Nhiệt độ bồn sinh ở mức 37 độ C - bằng với nhiệt độ cơ thể là thích hợp nhất. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ và thai nhi quá nóng, điều này có thể dẫn đến suy thai. Mẹ cũng nên nhớ phải ngâm người trong nước trong suốt quá trình sinh. Mức nhiệt độ này có thể giảm xuống một chút nhưng nhất định không được để quá lạnh. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng mẹ luôn có một người hộ sinh ở bên cạnh khi sinh con để điều chỉnh nhiệt độ nước trong suốt quá trình sinh kéo dài của mình. Tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ nước sau mỗi nửa tiếng và thêm nước đủ ấm để sinh con an toàn.
5. Đau
Sinh con dưới nước có thực sự sẽ giảm bớt cơn đau so với sinh thường?
Hầu hết sản phụ đã từng sinh con trong nước cho biết, nước giúp họ giảm cơn đau còn một nửa. Một số người còn không cảm thấy đau, hoặc chỉ cảm thấy có một chút áp lực khi sinh. Tất nhiên, không thể nhận định chắc chắn rằng nước có thể giúp giảm đau khi sinh ở phụ nữ, nhưng nhiều người đã bị giảm nhận thức về các cơn đau khi ngâm mình dưới nước, đặc biệt là nước ấm. Bên cạnh đó, khi họ ở dưới nước, có một phản ứng hóa học về nội tiết tố xảy ra giúp điều chỉnh mức độ hoóc-môn oxytocin từ não giúp điều chỉnh cường độ các cơn co thắt khi sinh. Vì vậy, khi càng ngâm mình sâu dưới nước, càng có nhiều oxytocin và endorphins ức chế các cơn đau được sản sinh để thay đổi trạng thái nhận thức đau đớn của người mẹ. Kết quả là họ sinh con mà cảm thấy ít đau hơn.
Nguyễn Mai Nguồn: Parents
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹo giúp ngăn ngừa nhức đầu trong ngày nắng nóng