3 loại thực phẩm kị cho trẻ ăn khi ho

2016-05-23 09:24
- Khi trẻ bị ho, người lớn thường cật lực tìm cách điều trị bằng thuốc với hy vọng giúp con càng nhanh khỏi càng tốt, tuy nhiên nếu bỏ qua chế độ ăn uống khi trẻ bị ho sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hồi phục.

Ho ở trẻ em là bệnh thường gặp ở khoa nhi, ho liên tục và nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong các biện pháp điều trị thì ăn uống khoa học là một trong những vấn đề quan trọng cần đảm bảo.

Ba loại thực phẩm kị cho trẻ ăn khi ho

Trẻ bị ho kị thức ăn mang tính hàn 

Theo Đông y, “thực phẩm tính hàn sẽ hại phổi”, tức là một khi cơ thể bị nhiễm lạnh, nếu dung nạp thêm thức ăn tính hàn có thể tăng thêm mức độ tổn thương cho phổi. Trong khi đó, ho phần nhiều lại do bệnh tật ở phổi gây ra. Do đó, khi trẻ bị ho, nếu ăn thực phẩm quá lạnh sẽ dễ khiến cho khí phổi bị tắc nghẽn, làm bệnh tình tăng nặng và lâu hồi phục. Khi bị ho thông thường trẻ sẽ xuất hiện thêm các chứng viêm, mà đa số triệu chứng viêm lại có liên quan đến tỳ, tỳ là cơ quan “chủ quản” về sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể, nếu ăn quá nhiều thức ăn lạnh sẽ làm tổn hại thêm cho tỳ vị, làm giảm chức năng của các cơ quan này, khiến các triệu chứng viêm nặng hơn.

3 loại thực phẩm kị cho trẻ ăn khi ho

Trẻ bị ho kị thức ăn ngọt, nhiều dầu và nặng mùi

Ho phần nhiều do phổi bị nhiệt gây ra, trong khẩu phần hằng ngày của trẻ, nếu bạn chế biến quá nhiều thức ăn nặng mùi, thức ăn ngọt và nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nhiệt cơ thể, khiến tình trạng ho của trẻ nặng hơn, dịch nhầy sinh ra nhiều hơn và khiến trẻ khó “khạc” ra hơn. Đối với trẻ bị hen suyễn càng nên tránh các loại thức ăn này vì có hể làm dịch nhầy kết hạch, gây tắc nghẽn hô hấp.

Trẻ bị ho kị ăn quýt

Rất nhiều người cho rằng quýt có thể tiêu viêm và trị ho, vì vậy luôn chọn loại trái cây này để cho trẻ ăn khi bị ho. Thực tế, vỏ quýt thực sự có công hiệu giảm viêm và ho nhưng thịt quả quýt lại là phần sinh nhiệt và sinh viêm. Do đó, khi trẻ bị ho, bạn không nên cho quýt vào khẩu phần ăn. Thức ăn hằng ngày cho trẻ nên thanh đạm, có thể làm nước lê nấu đường phèn cho trẻ uống, thức uống này có công hiệu nhuận phổi, giảm ho. Ngoài ra, món cháo hạt sen cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng ho lâu ngày ở trẻ.

Ngoài chuyện ăn uống, còn cần chú ý gì khi trẻ bị ho?

Không nóng vội giảm ho cho trẻ

Ho là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và biểu hiện cũng khá rõ rệt. Khi thấy trẻ bị ho và tỏ ra khó chịu, bố mẹ thường nóng lòng dùng thuốc giảm ho cho con. Thói quen này không khoa học, thậm chí còn phản tác dụng. Ho là một trong những phản xạ tự vệ của cơ thể, có thể giúp đẩy các dị vật hay các dịch tiết từ đường hô hấp ra bên ngoài. Vì vậy khi trẻ bị ho, bạn không nên nóng vội dùng mọi cách để dứt cơn ho cho trẻ, trước hết cần phải tìm biện pháp giảm dịch nhầy tiết ra trong các vết viêm trong cơ thể.

3 loại thực phẩm kị cho trẻ ăn khi ho

Không tùy tiện áp dụng phương pháp dân gian

Nhiều người muốn con mau khỏi bệnh nên nghe ai chỉ dẫn phương pháp dân gian nào là áp dụng ngay cho trẻ. Kỳ thực, ho cũng chia ra rất nhiều trường hợp vì nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cách điều trị cũng cần căn cứ căn nguyên bệnh mà áp dụng cho phù hợp. Lạm dụng biện pháp truyền miệng có thể không làm giảm bệnh mà còn gây hại cho trẻ.

Hạn chế liên tục đổi thuốc và bác sĩ điều trị

Thông thường ho cần phải từ 3 - 15 ngày mới có thể khỏi, nhiều người cho trẻ khám bác sĩ và uống thuốc nhưng thấy lâu khỏi hoặc vừa giảm đã tái phát lại, thế là vội vàng cho trẻ đổi  bác sĩ khác, được kê đơn thuốc khác. Hành động này có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể trẻ vì phải thích ứng với thuốc mới.

Tập cho trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh là góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng ho

Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời để tăng cường tiếp xúc ánh nắng, hô hấp được trao đổi không khí mới và trong lành.

Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, khi cơ thể mệt mỏi sẽ khiến hệ miễn dịch giảm xuống, trẻ dễ bị cảm và ho.

Quần áo cho trẻ nên giữ ấm ở mức vừa phải, không nên cho trẻ mặc quá nhiều vì gây bức bí, kịp thời lau khô khi trẻ đổ mồ hôi. Khi trẻ đang đổ mồ hôi thì không nên vào môi trường lạnh.

Đối với trường hợp trẻ bị ho do mẫn cảm, bạn cần tránh để trẻ tiếp xúc với các vật nhạy cảm như phấn hoa, sơn dầu, lông thú, bông sợi, bụi bẩn v.v…

Khi vào mùa cảm phổ biến nên cố gắng tránh cho trẻ đến nơi đông người, tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ để tránh lây nhiễm chéo.

Minh Thư

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Năm 2021 hoan hỉ, 3 con giáp sinh con vào năm nay thì xác định gia đạo hạnh phúc, sự nghiệp bố thăng hoa, cuộc sống mẹ viên mãn