Làm sao để thay đổi một đứa trẻ lười biếng?
Tin liên quan
Tập cho trẻ thói quen hoàn thành công việc đúng hạn
Trước khi vào tiểu học, trẻ không chịu áp lực thời gian vì chưa tham gia vào chương trình giáo dục chính quy. Cha mẹ cho phép con vừa làm việc vừa chơi, không tạo cảm giác cấp bách. Tuy nhiên, nếu trẻ quen với việc không có giới hạn thời gian, khó thay đổi khi vào tiểu học. Để giúp con hình thành thói quen tốt không gây áp lực, cha mẹ cần hướng dẫn khéo léo, tránh áp đặt để tránh gây tác dụng ngược.
Ở giai đoạn mẫu giáo, phụ huynh có thể rèn cho bé thói quen hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. Cha mẹ nên trang bị cho trẻ đồng hồ cát hoặc đồng hồ bấm giờ để con tự quản lý thời gian khi làm từng nhiệm vụ. Thói quen này sẽ giúp bé phát triển khả năng quản lý thời gian cho tương lai.
Xây dựng động lực học tập rõ ràng
Nhiều trẻ không học tập nghiêm túc vì thiếu động lực rõ ràng. Cha mẹ cần hỗ trợ và giúp con hình dung về tương lai, để trẻ biết mình muốn trở thành ai. Khi có mục tiêu cụ thể, trẻ sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của việc học và phát triển động lực, tạo nền móng cho những bước tiến lớn trong tương lai.
Dạy trẻ theo năng khiếu và tính cách
Có người từng nói: “Dạy người giống như trồng cây, trồng hoa; trước tiên cần hiểu đặc điểm của cây, hoa đó rồi chăm sóc tùy theo hoàn cảnh.” Mỗi đứa trẻ có một tính cách và năng khiếu riêng, vì thế cha mẹ cần hiểu rõ để có cách tiếp cận phù hợp với từng bé. Khi con có biểu hiện lười biếng, hãy tìm hiểu nguyên nhân, áp dụng phương pháp phù hợp thay vì sử dụng một phương pháp chung cho tất cả trẻ em.
Để trẻ tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình
Việc cha mẹ nuông chiều quá mức chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên lười biếng. Khi con gặp khó khăn và nhờ đến cha mẹ, nếu đó là vấn đề trẻ có thể tự giải quyết, hãy khuyến khích trẻ tự xử lý. Nếu bé bị giáo viên phê bình vì đi học muộn, cha mẹ không nên tìm lý do bào chữa, hãy để trẻ tự đối mặt, chịu trách nhiệm với hậu quả.
Rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc
Để tránh tình trạng lười biếng sau giờ học, cha mẹ nên dạy con kỹ năng tự chăm sóc từ sớm, giúp con tự thực hiện các công việc cá nhân. Qua đó, bé sẽ dần tìm được nhịp độ thích hợp, tăng tốc độ hoàn thành công việc. Cha mẹ nên cùng con thực hiện, hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình này.
Cha mẹ cần làm gương cho con
Trong hành trình lớn lên của trẻ, cha mẹ là người thầy đầu tiên và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Cách cư xử của cha mẹ có tác động trực tiếp đến con cái. Nếu cha mẹ thường xuyên trì hoãn công việc hay không hoàn thành lời hứa với con, trẻ sẽ dần hình thành tính cách trì trệ. Để trẻ học cách siêng năng, cha mẹ cần làm gương, tạo ra một hình mẫu tích cực cho con noi theo.
Anh Chi (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất