Trẻ hay bị viêm họng vào mùa đông có phải là do lạnh? Bệnh tuy đơn giản nhưng bố mẹ chớ chủ quan

2020-11-23 11:54
- Viêm họng thuộc top các loại bệnh trẻ hay mắc trong mùa đông nhưng tương đối dễ chữa và cũng ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị kịp thời và dứt điểm cho con hoặc điều trị sai cách thì khả năng tái phát rất cao ảnh hưởng tới hệ hô hấp, dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như hen phé quản, viêm phổi….

Viêm họng thuộc top các loại bệnh trẻ hay mắc trong mùa đông nhưng tương đối dễ chữa và cũng ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị kịp thời và dứt điểm cho con hoặc điều trị sai cách thì khả năng tái phát rất cao ảnh hưởng tới hệ hô hấp, dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như hen phé quản, viêm phổi….  

Nguyên nhân trẻ hay bị viêm họng trong mùa đông  

Theo các bác sĩ, thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng nhưng nó là điều kiện dễ phát sinh viêm họng. Cụ thể, do thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, trong trường hợp người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích do không ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất nên là cơ hội để virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào và dẫn đến viêm họng.  

Trong khi đó, trẻ là đối tượng có sức đề kháng còn non yếu, đặc biệt là trong mùa đông vì vậy dễ bị các tác nhân bên ngoài như môi trường, vi khuẩn phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus… tấn công, gây bệnh.  

Thống kê từ các nghiên cứu cũng cho thấy, gần 80% bệnh viêm họng ở trẻ em là do virus gây ra chính vì vậy việc dùng kháng sinh điều trị sẽ không mang lại tác dụng, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Thay vào đó chỉ cần phát hiện sớm triệu chứng bệnh, có biện pháp điều trị phù hợp và cho trẻ nghỉ ngơi, bệnh sẽ thuyên giảm. Trường hợp con chỉ bị đau họng nhẹ vsức đề kháng tốt, có thể không cần dùng thuốc, hệ miễn dịch sẽ tự chống lại virus trong vài ngày đến một tuần. 

Dấu hiệu , triệu chứng trẻ bị viêm họng  

Trẻ bị viêm họng rất dễ nhận biết với những dấu hiệu đặc trưng như sau:  

- Trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú  

-  Nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch mũi trong hoặc màu vàng xanh  

-  Nuốt nước bọt đau, khó há miệng  

-  Ho, đau rát cổ họng, họng sưng đỏ  

-  Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng  

-  Bé có thể sốt với những mức độ khác nhau: sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao  

-  Toàn thân mệt mỏi  

 Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không?   

Viêm họng là tình trạng sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Bởi vì họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản.Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.  

Thông thường nếu viêm họng nhẹ, sức đề kháng tốt thì sẽ không đáng lo, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần nhưng mới những bé sức đề kháng kém, đặc biệt những bé gầy yếu, thấp còi suy dinh dưỡng thì bệnh sẽ kéo dài hơn, không tự khỏi được, thậm chí có thể hình thành khối mủ khiến hơi thở có mùi và biến chưng thành bệnh viêm xoang, viêm tai giữa cấp, thấp tim, viêm khớp, viêm thận, viêm phổi…  

Điều trị viêm họng cho trẻ   

-  Khi trẻ bị viêm họng, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân.  

-  Cung cấp nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.  

-  Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38ºC cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.  

-  Cần cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.  

Ngoài ra chúng ta có thể cho trẻ sử dụng kết hợp với các biện pháp dân gian để tăng hiệu quả như chanh đào mật ong, uống nước lá tía to, ngậm quất kèm muối…. tuy nhiên chỉ phù hợp dùng cho bé lớn.  

Cách phòng bệnh viêm họng cho bé trong mùa đông  

Để giữ cho trẻ khỏe mạnh, không bị viêm họng trong mùa đông, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ 4 yếu tố sau:  

Giữ ấm cơ thể  

Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh...  

Lưu ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì mặc quá nóng có thể làm cho trẻ ra mồ hôi khiến trẻ ngấm mồ hôi dễ dẫn đến nhiễm lạnh. Mùa đông, thời tiết lạnh, vì thế không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần. Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió.  

Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng.  

Bổ sung dinh dưỡng   

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là biện pháp thiết thực và lâu dài giúp trẻ tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh viêm họng nói chung và nhiều bệnh khác.  

Cụ thể, phụ huynh cần cho bé ăn thức ăn nhằm cung cấp đủ các chất đạm, bổ sung vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Nếu bé còn bú thì mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho trẻ.  

Giữ vệ sinh ăn uống và răng miệng hằng ngày  

Vấn đề này vô cùng quan trọng giúp bé phòng tránh đáng kể nguy cơ bị viêm họng. Cụ thể là cha mẹ cần chú ý nhắc nhở và giúp đỡ trẻ tuân thủ những biện pháp sau:  

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên (đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng) cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn.  

- Ăn thực phẩm sạch, ăn nóng và không ăn các thức ăn ôi thiu  

- Cần đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm.  

- Tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế ngậm kẹo hay ăn kem, đồ đông lạnh.  

- Tập thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.  

- Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.  

Tránh lây nhiễm viêm họng  

Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì tốt nhất là tránh  cho trẻ tiếp xúc với họ.  

Nếu bé hoặc ai đó trong nhà bị viêm họng thì cần chú ý giữ khoảng cách với người khác và rửa tay thường xuyên rửa tay nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.   

Theo Vietnamnet  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những cặp chòm sao đối lập nhưng cực hút nhau khi yêu