Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Nguyên nhân trễ kinh

Minh LT 2022-05-09 09:26
- Trễ kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, kéo dài hơn so với thông thường. Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, nguyên nhân trễ kinh là gì? Xem ngay bài viết để có lời giải đáp chính xác nhất!

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Mỗi chu kỳ kinh nhiêu nguyệt bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh và kéo dài cho đến ngày trước khi kỳ kinh tiếp theo bắt đầu. Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài khoảng 28 ngày, nhưng một chu kỳ khỏe mạnh vẫn có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày. 

Hầu hết các kỳ kinh trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, nhưng một kỳ kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày vẫn được coi là bình thường. 

Trễ kinh (hay còn được gọi là chậm kinh) là dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi đến kỳ kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Trong đó, trễ kinh 1- 4 ngày được coi là bình thường. Trễ kinh 7 ngày thì có thể mang thai hoặc do một số nguyên nhân khác gây trễ kinh.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Trễ kinh 1- 4 ngày được coi là bình thường

Nguyên nhân trễ kinh thường gặp ở phụ nữ

Trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này buồng trứng có thể chưa phóng thích trứng hàng tháng, vì nồng độ hormone vẫn đang thay đổi. Tuy nhiên, đối với những người đã qua giai đoạn đó, có rất nhiều điều khác có thể gây ra hiện tượng trễ kinh và kinh nguyệt không đều.

Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến trễ kinh: 

1. Mang thai

Chắc chắn rồi, mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh ở nữ giới. Nếu trễ kinh hơn một tuần, sau khi quan hệ tình dục không an toàn bất cứ lúc nào kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu, thì đều có khả năng mang thai. Trễ kinh kèm theo các triệu chứng như chuột rút, chướng bụng, buồn nôn, ra máu, mệt mỏi, căng tức ngực và thậm chí là chán ăn, có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Lúc này bạn có thể cân nhắc sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám và có kết quả về khả năng có thai của bản thân.

Nguyên nhân trễ kinh do mang thai

Nguyên nhân trễ kinh do mang thai

Trường hợp trễ kinh không phải do mang thai thì những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn trễ kinh:

2. Căng thẳng

Căng thẳng có thể là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị trễ kinh. 

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi một hệ thống phức tạp bao gồm cấu trúc não (vùng dưới đồi và tuyến yên), tuyến giáp, buồng trứng và tử cung. Căng thẳng có thể cản trở quá trình điều hòa chu kỳ của cơ thể bằng cách ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Khi đó, cơ thể có thể bật các cơ chế bảo vệ của mình và chỉ tập trung vào các quá trình quan trọng, trì hoãn giai đoạn tiếp theo cho đến khi tình hình được cải thiện. 

Thông thường, khi mức độ căng thẳng được giảm bớt, kinh nguyệt sẽ được phục hồi.

3. Giảm cân

Sự thay đổi cân nặng cũng là một lý do phổ biến khác khiến bạn bị trễ kinh. Thiếu cân cũng có thể khiến một người không có kinh. 

Giảm cân nhanh chóng do ăn kiêng hoặc tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể. Cơ thể cần thời gian để phục hồi sau khi giảm cân trong một khoảng thời gian ngắn. Sống lành mạnh và duy trì một lối sống năng động có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại đều đặn.

Nguyên nhân trễ kinh do giảm cân

Nguyên nhân trễ kinh do giảm cân

4. Cân nặng vượt mức

Không chỉ thiếu cân mà cân nặng dư thừa cũng có thể khiến bạn trễ kinh. Cân nặng dư thừa có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng bằng cách thay đổi nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Điều này có thể gây ra kinh nguyệt không đều.

5. Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

Bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố cũng có thể gây ra những thay đổi đối với chu kỳ kinh nguyệt, khiến bạn trễ kinh.

Thuốc tránh thai chứa các hormone estrogen và progestin. Những hormone này ngăn cản buồng trứng giải phóng trứng và làm giảm đáng kể tỷ lệ mang thai. Chúng cũng có thể làm giảm tần suất kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, có thể mất đến 3 tháng để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố.

Nguyên nhân trễ kinh do các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

Nguyên nhân trễ kinh do các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là một tình trạng khá phổ biến gây ra kinh nguyệt không đều. Tình trạng này khiến cơ thể sản sinh ra một lượng androgen cao hơn. Nó cũng gây ra các u nang nhỏ hình thành trên buồng trứng khi các nang không vỡ để giải phóng trứng. Ngoài kinh nguyệt không đều, các triệu chứng phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm: 

  • Mọc lông mặt quá mức (rậm lông)
  • Khô khan
  • Tăng cân
  • Da mụn và da dầu
  • Rụng tóc kiểu hói nam

7. Tiền mãn kinh sớm

Thời kỳ mãn kinh (chấm dứt rụng trứng) thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45 đến 55. Tuy nhiên, có một số người bắt đầu tiền mãn kinh sớm, có các dấu hiệu và triệu chứng ở tuổi 40 và đôi khi trẻ hơn. Điều này có nghĩa là thời kỳ mãn kinh đang đến gần và quá trình rụng trứng sẽ không còn đều đặn và sẽ chấm dứt rụng trứng trong tương lai. Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể gặp tình trạng rụng trứng không đều gây trễ kinh.

Nguyên nhân trễ kinh do tiền mãn kinh sớm

Nguyên nhân trễ kinh do tiền mãn kinh sớm

8. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và sự mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp hoặc quá cao, nó có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt không đều.

Trong một số trường hợp, bệnh tuyến giáp cũng có thể khiến kinh nguyệt ngừng trong vài tháng, được gọi là vô kinh. 

Để điều trị bệnh tuyến giáp, các bác sĩ có thể kê đơn thay thế hormone tuyến giáp cho bệnh suy giáp và ức chế tuyến giáp cho bệnh cường giáp.

9. Thay đổi lịch trình

Thay đổi lịch trình chẳng hạn như việc chuyển sang làm việc ca đêm thay vì ban ngày, hoặc đi du lịch nước ngoài có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Dẫn đến việc bị trễ kinh hoặc có kinh sớm. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi kinh nguyệt sẽ trở lại khi cơ thể bạn quen với sự thay đổi hoặc lịch trình của bạn trở lại bình thường.

Làm thế nào để ngăn ngừa trễ kinh?

Có một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa trễ kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, như:

  • Một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, nhiều trái cây và rau quả.
  • Uống thuốc tránh thai vì nó có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tránh các chế độ ăn kiêng quá mức hoặc hạn chế, vừa gây hại cho sức khỏe của bạn, vừa làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều.
  • Tuân thủ điều trị được chỉ định nếu bạn đã được chẩn đoán mắc Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc rối loạn tuyến giáp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, khỏe mạnh.

Nhìn chung, trễ kinh từ 1-4 ngày được coi là bình thường, trễ kinh 7 ngày thì có thể mang thai và nếu trễ kinh quá 3 tháng mà không xác định được nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa, tham khảo tư vấn của bác sĩ để có biện pháp điều trị dứt điểm, giúp kinh nguyệt quay trở lại bình thường.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường” đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây trễ kinh cũng như biện pháp ngăn ngừa trễ kinh hiệu quả. 

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thanh Hằng 'nghiện' dùng mũ và phụ kiện tóc, phối kiểu gì cũng sành điệu hết nấc