Thực hư lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Thiên Khuê 2021-09-08 13:45
- Nhiều người truyền tai nhau rằng: Ngực lép dễ bị ung thư vú. Cách nói này có đúng không? Giai đoạn nào bạn nên bảo vệ ngực tốt hơn?

Lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Ngực lép dễ bị ung thư vú có thật không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Nguyên nhân làm phát ung thư vú không liên quan đến chuyện lớn nhỏ của ngực. Thông thường, phụ nữ có nhân tố nguy cơ cao sẽ dễ mắc bệnh này hơn, nhưng khía cạnh ngực lép chỉ là do lượng mỡ bên trong ít hơn mà thôi, không liên quan trực tiếp đến ung thư vú.

Thực hư lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư vú bao gồm:

·         Di truyền trong gia tộc, điển hình nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn đã từng bị ung thư vú thì tỷ lệ bạn cũng mắc bệnh là khá cao

·         Bạn gái chưa phát dục hoặc phát dục trễ, người không kết hôn và chưa từng nuôi con bằng sữa mẹ

·         Bệnh về tuyến vú mặc dù lành tính nhưng không được điều trị kịp thời

·         Người trải qua chụp hình ngực với tia phóng xạ quá cao

·         Sử dụng Estrogen nguồn gốc bên ngoài trong thời gian dài, điển hình là lạm dụng thuốc tránh thai

·         Phụ nữ béo phì sau mãn kinh

·         Người có thói quen sinh hoạt tiêu cực như thức khuya, nghiện bia rượu, ăn uống thực phẩm không đảm bảo

Ba giai đoạn được khuyến cáo chị em nên chăm sóc ngực của mình tốt hơn

Thực hư lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Giai đoạn tuổi dậy thì

Thời kỳ này ngực của các em gái vẫn chưa nảy nở hoàn toàn nhưng không có nghĩa ngực lép dễ bị ung thư vú. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận có tình trạng ngực phát triển nhanh và quá cỡ. Lời khuyên cho bạn trong tình huống này là không nên bó ngực quá chặt, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến vú.

Chăm chỉ rèn luyện thể chất với các môn vận động phù hợp độ tuổi và thể trạng của từng người, thúc đẩy tăng sức đề kháng và kích thích lưu thông máu, giúp ngực phát triển thuận lợi và khỏe mạnh.

Lựa chọn loại áo ngực thích hợp, không nên quá rộng hay quá chật đều không tốt cho tuần hoàn máu ở tuyến vú, đồng thời cũng dễ làm “biến dạng” bầu ngực gây mất thẩm mỹ và khiến bạn gái kém tự tin.

Thực hư lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Khi mang thai, ngực của chị em sẽ tăng kích cỡ, vì vậy bạn cần chọn áo ngực cũng như trang phục rộng rãi, thoáng mát để giúp cơ thể dễ chịu và ít bệnh tật. Ngoài ra, chú ý vệ sinh ngực đầy đủ để hạn chế bị viêm, ảnh hưởng đến tuyến sữa cho bé bú. Bạn có thể kết hợp massage ngực nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu và kích thích sữa về.

Phụ nữ tiền mãn kinh và người lớn tuổi

Do Estrogen suy giảm khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh nên ngực cũng có biến đổi không nhỏ như tuyến thể suy thoái, thể tích ngực nhỏ lại, dễ bị chảy xệ. Không chỉ phụ nữ tiền mãn kinh và những người đã cao tuổi cũng cần kiểm tra ngực định kỳ, giúp sớm phát hiện tình trạng tăng sinh và nguy cơ ung thư vú.

Ăn gì để có lợi cho tuyến vú?

Thực hư lời đồn ngực lép dễ bị ung thư vú?

Ngực lép dễ bị ung thư vú mặc dù không có căn cứ khoa học nhưng ít nhiều cũng khiến phái đẹp thiếu tự tin trong giao tiếp. Bạn có thể bổ sung các loại đậu, đặc biệt là đậu nành trong khẩu phần ăn, giúp cơ thể bổ sung Isoflavone, Estrogen, làm giảm những khó chịu ở ngực cũng như tăng vẻ đẹp bên ngoài.

Các loại hạt vỏ cứng như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt thông v.v… cũng giúp chị em tăng cường hấp thu vitamin E, có lợi cho việc nâng cao tính đàn hồi của ngực, làm chậm lão hóa, giảm chảy xệ.

Rong biển rất giàu Iod, có tác dụng điều chỉnh cân bằng nội tiết, giảm nguy cơ tăng sinh tuyến vú và ung thư vú ở phụ nữ.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những hành động kém duyên của Vũ Khắc Tiệp - Ngọc Trinh: Hết 'ăn chuối' thô tục lại đụng chạm vòng 3